Trong cuộc sống hàng ngày và các giao dịch giao dịch của người lao động và doanh nghiệp luôn có sự không thỏa mãn lẫn nhau, thường sau một thời gian dài thì sự mâu thuẫn có thể xảy ra vì năng xuất lao động, kinh doanh không tốt nên công ty cắt giảm, hay phân chia, thưởng phạt không rõ ràng và sẽ có những tranh chấp nội bộ, làm không xong và nghỉ cũng không được. Do đó doanh nghiệp không tỉnh táo để xử lý đúng dẫn đến bị kiện tụng, tranh chấp lao động, và phải trả thêm những chi phí thêm mà do sự không nắm vững về pháp luật.
Vấn đề thường gặp về giấy phép lao động
Trước khi tuyển dụng lao động nước ngoài vào làm việc tại Việt Nam, người sử dụng lao động bắt buộc phải xác định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc mà lao động Việt Nam chưa đáp ứng được và phải báo cáo giải trình với Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Để có đủ cơ sở xin giấy cấp phép lao động và làm việc tại Việt Nam phải có văn bản của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh chấp thuận cho người sử dụng lao động về việc sử dụng lao động nước ngoài đối với từng vị trí công việc.
Theo quy định của pháp luật, việc xin lý lịch tư pháp Việt Nam cho người nước ngoài theo quy định là không quá 20 ngày nhưng thực tế việc kê khai còn phức tạp và tiến độ xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài kéo dài. Bên cạnh đó, trong thời gian chờ hoàn thành thủ tục xin Giấy phép lao động cho người nước ngoài, doanh nghiệp, tổ chức vẫn phải trả các chi phí ăn ở, đi lại cho người nước ngoài trong thời gian ở Việt Nam do người nước ngoài chưa được cấp giấy phép lao động nên chưa được chính thức làm việc
Hiện nay, theo quy định giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe phải bắt buộc khám tại một số bệnh viện theo quy định của Bộ Y tế, người lao động nước ngoài khi đi khám ở các bệnh viện đó thường gặp trở ngại trong giao tiếp do một vài bác sĩ ở các bệnh viện này không thông thạo ngoại ngữ, vì thế người lao động nước ngoài cần phải có người phiên dịch đi cùng.
Bên cạnh đó, việc giấy khám sức khỏe tại một số bệnh viện chỉ có giá trị thời hạn trong vòng 03 tháng kể từ ngày cấp, có trường hợp người lao động nước ngoài bị kéo dài hồ sơ xin giấy phép lao động thì buộc phải khám lại sức khỏe để xin giấy khám sức khỏe mới. Do số lượng bệnh nhân ở các bệnh viện tương đối đông nên có một số trường hợp thông tin trên Giấy khám sức khỏe bị thiếu, không đạt yêu cầu theo quy định nên Hồ sơ xin cấp Giấy phép lao động cho người nước ngoài thường bị trả về vì lý do Giấy khám sức khỏe không phù hợp.
Việc hợp pháp hóa lãnh sự các giấy tờ của người nước ngoài tương đối phức tạp và người nước ngoài mang quốc tịch của những quốc gia khác nhau thì việc hợp pháp hóa lãnh sự cũng sẽ khác nhau. Nếu như không nắm rõ các quy định thì sẽ phải kéo dài thời gian xin cấp giấy phép lao động.
Ngoài ra việc xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài còn gặp một số trở ngại như : các văn bản chứng minh, xác nhận bằng cấp và kinh nghiệm làm việc của người nước ngoài chưa đáp ứng yêu cầu vị trí công việc tuyển dụng. Việc bắt buộc người lao động nước ngoài phải sở hữu đồng thời hai điều kiện có từ đủ 05 năm kinh nghiệm và 04 năm đại học là quá khó khăn. Bởi nhiều công ty, có thể người lao động nước ngoài có trình độ đại học, trên đại học nhưng kinh nghiệm thì lại dưới 05 năm.
Vì vậy, để xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài các tổ chức công ty hay cá nhân có thể đứng ra bảo lãnh trực tiếp làm, hoặc có thể tham khảo những công ty dịch vụ để có thể thực hiện những công việc này một cách nhanh chóng. Với đội ngũ luật sư dày dặn kinh nghiệm, chuyên viên pháp lý chuyên nghiệp Công ty chúng tôi sẽ hộ trợ bạn một cách tốt nhất qua hotline.
Trình tự thực hiện cấp giấy phép lao động.
Trình tự thực hiện
– Bước 1: Trước ít nhất 15 ngày làm việc, kể từ ngày người lao động nước ngoài dự kiến bắt đầu làm việc cho người sử dụng lao động thì người sử dụng lao động đó phải nộp hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động cho Sở Lao động – Thương binh và Xã hội.
– Bước 2: Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đề nghị cấp giấy phép lao động, Sở Lao động – Thương binh và Xã hội cấp giấy phép lao động cho người lao động nước ngoài theo mẫu do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội quy định (nội dung của giấy phép lao động theo Mẫu số 4 Phụ lục III ban hành kèm theo Thông tư số 18/2018/TT-BLĐTBXH). Trường hợp không cấp giấy phép lao động thì có văn bản trả lời và nêu rõ lý do.
Đối với người lao động nước ngoài làm việc theo hợp đồng lao động, sau khi được cấp giấy phép lao động thì người sử dụng lao động và người lao động nước ngoài phải ký kết hợp đồng lao động bằng văn bản theo quy định của pháp luật lao động Việt Nam trước ngày dự kiến làm việc cho người sử dụng lao động.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày ký kết hợp đồng lao động, người sử dụng lao động phải gửi bản sao hợp đồng lao động đã ký kết tới Sở Lao động – Thương binh và Xã hội đã cấp giấy phép lao động đó.
Cách thức thực hiện
- Hình thức nộp
- Trực tiếp 5 Ngày
- 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
- Dịch vụ bưu chính 5 Ngày
- 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ theo quy định.
Thành phần hồ sơ Bao gồm:
Tên giấy tờ
- Văn bản đề nghị cấp giấy phép lao động theo mẫu số 7 ban hành kèm theo Thông tư số 40/2016/TT-BLĐTBXH.
- Giấy chứng nhận sức khỏe hoặc giấy khám sức khỏe do cơ quan, tổ chức y tế có thẩm quyền của nước ngoài hoặc của Việt Nam cấp có giá trị trong thời hạn 12 tháng, kể từ ngày ký kết luận sức khỏe đến ngày nộp hồ sơ.
- Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự của nước ngoài cấp. Trường hợp người lao động nước ngoài đã cư trú tại Việt Nam thì chỉ cần phiếu lý lịch tư pháp do Việt Nam cấp. Phiếu lý lịch tư pháp hoặc văn bản xác nhận người lao động nước ngoài không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự được cấp không quá 06 tháng, kể từ ngày cấp đến ngày nộp hồ sơ
Văn bản chứng minh là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật. Đối với một số nghề, công việc, văn bản chứng minh trình độ chuyên môn, kỹ thuật của người lao động nước ngoài được thay thế bằng một trong các giấy tờ sau đây:
- Giấy công nhận là nghệ nhân đối với những ngành nghề truyền thống do cơ quan có thẩm quyền của nước ngoài cấp.
- Văn bản chứng minh kinh nghiệm của cầu thủ bóng đá nước ngoài. Bằng lái máy bay vận tải hàng không do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với phi công nước ngoài.
- Giấy phép bảo dưỡng tàu bay do cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam cấp đối với người lao động nước ngoài làm công việc bảo dưỡng tàu bay.
Các giấy tờ nêu trên là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực. Nếu của nước ngoài thì phải được hợp pháp hóa lãnh sự, trừ trường hợp được miễn hợp pháp hóa lãnh sự theo điều ước quốc tế mà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và nước ngoài liên quan đều là thành viên hoặc theo nguyên tắc có đi có lại hoặc theo quy định của pháp luật; dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Ảnh mầu (kích thước 4cm x 6cm, phông nền trắng, mặt nhìn thẳng, đầu để trần, không đeo kính màu), ảnh chụp không quá 06 tháng tính đến ngày nộp hồ sơ.
- Bản sao hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị thay hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế còn giá trị theo quy định của pháp luật.
Các giấy tờ liên quan đến người lao động nước ngoài:
- Đối với người lao động nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp phải có văn bản của doanh nghiệp nước ngoài cử sang làm việc tại hiện diện thương mại của doanh nghiệp nước ngoài đó trên lãnh thổ Việt Nam và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã được doanh nghiệp nước ngoài đó tuyển dụng trước khi làm việc tại Việt Nam ít nhất 12 tháng.
- Đối với người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thực hiện các loại hợp đồng hoặc thỏa thuận về kinh tế, thương mại, tài chính, ngân hàng, bảo hiểm, khoa học kỹ thuật, văn hóa, thể thao, giáo dục, giáo dục nghề nghiệp và y tế phải có hợp đồng hoặc thỏa thuận ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài, trong đó phải có thỏa thuận về việc người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam.
- Đối với người lao động nước ngoài nhà cung cấp dịch vụ theo hợp đồng phải có hợp đồng cung cấp dịch vụ ký kết giữa đối tác phía Việt Nam và phía nước ngoài và văn bản chứng minh người lao động nước ngoài đã làm việc cho doanh nghiệp nước ngoài không có hiện diện thương mại tại Việt Nam được ít nhất 02 năm.
- Đối với người lao động nước ngoài chào bán dịch vụ phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để đàm phán cung cấp dịch vụ.
- Đối với người lao động nước ngoài làm việc cho tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế tại Việt Nam được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam phải có giấy chứng nhận của tổ chức phi chính phủ nước ngoài, tổ chức quốc tế được phép hoạt động theo quy định của pháp luật Việt Nam.
- Đối với người lao động nước ngoài là người chịu trách nhiệm thành lập hiện diện thương mại phải có văn bản của nhà cung cấp dịch vụ cử người lao động nước ngoài vào Việt Nam để thành lập hiện diện thương mại của nhà cung cấp dịch vụ đó.
- Đối với người lao động nước ngoài là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia, lao động kỹ thuật mà tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đã thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam thì phải có văn bản chứng minh người lao động nước ngoài được tham gia vào hoạt động của doanh nghiệp nước ngoài đó. Các giấy tờ này là 01 bản chụp kèm theo bản gốc để đối chiếu hoặc 01 bản sao có chứng thực, nếu của nước ngoài thì miễn hợp pháp hóa lãnh sự, nhưng phải dịch ra tiếng Việt và chứng thực theo quy định của pháp luật Việt Nam.
Cơ quan thực hiện: Sở Lao động-Thương binh và Xã hội
Yêu cầu, điều kiện thực hiện
- Có năng lực hành vi dân sự đầy đủ theo quy định của pháp luật.
- Có sức khỏe phù hợp với yêu cầu công việc.
- Là nhà quản lý, giám đốc điều hành, chuyên gia hoặc lao động kỹ thuật.
- Không phải là người phạm tội hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam và pháp luật nước ngoài.
- Được chấp thuận bằng văn bản của cơ quan nhà nước có thẩm quyền về việc sử dụng người lao động nước ngoài.
Làm sao để làm Visa ở Việt nam
THỦ TỤC XIN VISA NHẬP CẢNH VIỆT NAM CHO NGƯỜI HÀN QUỐC
Thủ tục xin công văn nhập cảnh cho người Hàn Quốc vào Việt Nam có công ty tại Việt Nam bảo lãnh
1. Hồ sơ xin công văn nhập cảnh cho người Hàn Quốc
– Hồ sơ pháp nhân của công ty
– Văn bản thông báo cho cơ quan quản lý xuất nhập cảnh theo mẫu N2
2. Nộp hồ sơ xin công văn nhập cảnh cho người Hàn Quốc ở đâu?
Công ty bảo lãnh cho người nước ngoài nộp hồ sơ xin công văn nhập cảnh cho người nước ngoài tại Cục quản lý xuất nhập cảnh
3. Thời gian xét duyệt cho phép người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam
– Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị cấp thị thực, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết, trả lời doanh nghiệp và thông báo cho cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
– Sau khi nhận được văn bản trả lời của cơ quan quản lý xuất nhập cảnh, cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh người nước ngoài vào Việt Nam thông báo cho người nước ngoài để làm thủ tục nhận thị thực tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài.
– Trường hợp đề nghị cấp thị thực tại cửa khẩu quốc tế, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét, giải quyết trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quyđịnh tại các điểm a, b, c và d khoản 1 Điều 18 của Luật số 47/2014/QH2013; trong thời hạn 12 giờ làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ đối với các trường hợp quy định tại điểm đ và điểm e khoản 1 Điều 18 của Luật số 47/2014/QH2013.
– Cơ quan, tổ chức, cá nhân đề nghị cấp thị thực cho người nước ngoài tại cơ quan có thẩm quyền cấp thị thực của Việt Nam ở nước ngoài phải thanh toán với cơ quan quản lý xuất nhập cảnh khoản cước phí để thực hiện việc thông báo cấp thị thực.
THỦ TỤC XIN CẤP VISA VIỆT NAM CHO NGƯỜI HÀN QUỐC TRONG GIAI ĐOẠN PHÒNG CHỐNG DỊCH CORONA COVID-19
Cập nhật: 11:01 PM, 28/02/2020
Thủ tục xin visa Việt Nam cho người Hàn Quốc trong thời điểm phòng trống dịch COVID-19 CORONA
Kể từ 0h ngày 29/2/2020 (Theo giờ Việt Nam) Chính Phủ Việt Nam sẽ tạm ngừng chế độ miễn thị thực cho công dân Hàn Quốc, chính vì vậy tất cả công dân Hàn Quốc có visa Việt Nam phù hợp do Việt Nam cấp mới được phép nhập cảnh Việt Nam. Tất cả những người có visa Việt Nam bay từ Hàn Quốc hoặc từ nơi khác nhưng đã ở Hàn Quốc trong vòng 14 ngày qua, về Việt Nam đều bị cách ly y tế theo quy định.
A. Điều kiện cấp visa Việt Nam cho công dân Hàn Quốc trong thời điểm phòng ngừa dịch bệnh Covid-19 Corona
– Không có có hộ khẩu thường trú, tạm trú hoặc di chuyển qua những tỉnh, địa bàn đang xảy ra dịch Covid-19 của Hàn Quốc
– Có tổ chức hoặc doanh nghiệp tại Việt Nam bảo lãnh và cam kết chịu trách nhiệm quản lý khi nhập cảnh Việt Nam
– Hộ chiếu người nước ngoài còn thời hạn tối thiểu 6 tháng và không thuộc đối tượng cấm nhập cảnh theo quy định.
B. Nơi nhận visa Việt Nam của công dân Hàn Quốc
– Đại sứ quán/lãnh sự quán Việt Nam tại Hàn Quốc hoặc Đại sứ quán/lãnh sự quán Việt Nam tại bất cứ quốc gia nào mà người Hàn Quốc đã nhập cảnh và đang tạm trú (Ví dụ Người Hàn Quốc đang ở Thái Lan thì cũng có thể nhận visa Việt Nam tại Đại sứ quán Việt Nam tại Thái Lan)
B. Hồ sơ xin cấp visa Việt Nam cho người Hàn Quốc trong giai đoạn phòng tránh dịch Corona Covid-19
– Bản sao có chứng thực Giấy phép hoạt động tổ chức doanh nghiệp bảo lãnh người Hàn Quốc (Đối với trường hợp nộp lần đầu)
– Mẫu đăng ký con dấu và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của tổ chức, doanh nghiệp theo mẫu NA16 (Đối với trường hợp nộp lần đầu)
– Công văn xin nhập cảnh Việt Nam cho người nước ngoài theo mẫu NA2 trong công văn ghi rõ nơi nhân visa là Đại sứ quán Việt Nam/Lãnh sự quán Việt Nam tại nước ngoài
– Bản cam kết bảo lãnh và quản lý người Hàn Quốc trong quá trình nhập cảnh và tạm trú tại Việt Nam
– Bản sao có chứng thực hộ khẩu hoặc một tài liệu khác thay thế để chứng minh nơi cư trú hiện tại không nằm trong những tỉnh hoặc vùng dịch Covid-19 của Hàn Quốc
– Giấy phép lao động/giấy miễn giấy phép lao động hoặc giấy chứng nhận đầu tư đối với nhà đầu tư (Nếu có, Nếu không có giấy phép lao động/giấy miễn giấy phép lao động hoặc Giấy chứng nhận đầu tư thì xin được tối đa không quá 3 tháng)
– Giấy giới của tổ chức, doanh nghiệp cử nhân sự đi làm thủ tục nộp hồ sơ xin visa.
C. Hồ sơ và nhận kết quả visa của người Hàn Quốc
– Hồ sơ được lập thành 01 bộ và nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.
– Hồ sơ hợp lệ sẽ được trả kết quả tại Cục quản lý xuất nhập cảnh sau 05 ngày làm việc
Sau khi có kết quả về việc phê duyệt cho nhập cảnh Việt Nam công dân Hàn Quốc sẽ tiếp tục làm thủ tục dán visa và đóng lệ phí visa tại Đại sứ quán/lãnh sự quán Việt Nam tại nơi người Hàn Quốc nhận visa.
Sau khi có visa được cấp bởi Đại sứ quán/Lãnh sự quán Việt Nam thì tất cả những người có visa Việt Nam bay từ Hàn Quốc hoặc từ nơi khác nhưng đã ở Hàn Quốc trong vòng 14 ngày qua, về Việt Nam đều bị cách ly y tế theo quy định. Thủ tục cách ly sẽ được Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam hướng dẫn khi làm thủ tục nhập cảnh tại sân bay.
Thông tin quan trọng người Hàn Quốc cần quan tâm:
– Dịch vụ gia hạn visa Hàn Quốc trong thời điểm dịch bệnh Corona Covid 19
– Thủ tục xin cấp visa Việt Nam giai đoạn Việt Nam và Hàn Quốc phòng trống dịch Covid-19
– Việt Nam tạm thời ngừng chính sách miễn thị thực cho công dân Hàn Quốc.
QUY ĐỊNH MỚI VỀ NHỮNG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CHUYỂN ĐỔI MỤC ĐÍCH VISA THỊ THỰC
Cập nhật: 10:25 AM, 18/06/2020
Các trường hợp visa thị thực người nước ngoài được chuyển đổi mục đích theo quy định
Căn cứ khoản 4 Điều 7 Luật số 51/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, Xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2019 và bắt đầu có hiệu lực chính thức từ ngày 01 tháng 7 năm 2020 thì visa Việt Nam cấp cho người nước ngoài được chuyển đổi trong một số trường hợp sau đây:
1. Có giấy tờ chứng minh là nhà đầu tư hoặc người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam theo quy định của pháp luật Việt Nam;
Ví dụ: Trước đó sử dụng visa Du lịch (DL), thăm thân (TT), Lao động (LĐ, LĐ 1, LĐ 2), visa doanh nghiệp (DN, DN1, DN2) …. thì khi chứng minh được mình là nhà đầu tư hoặc người đại diện theo pháp luật của công ty (Ghi trên đăng ký kinh doanh thì được chuyển đổi mục đích thị thực phù hợp đúng với vị trí và vai trò hiện tại)
2. Có giấy tờ chứng minh quan hệ là cha, mẹ, vợ, chồng, con với cá nhân mời, bảo lãnh;
Cá nhân mời bảo lãnh ở đây được hiểu bao gồm là cá nhân người mang quốc tịch Việt Nam hoặc người nước ngoài có thị thực tại Việt Nam theo đúng quy định thì có thể chuyển đổi mục đích visa thị thực cho người thân của mình.
3. Được cơ quan, tổ chức mời, bảo lãnh vào làm việc và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động;
Trường hợp này được hiểu là người nước ngoài trước đó đã được công ty mời và bảo lãnh vào làm việc cho chính với công ty đó khi chưa có giấy phép lao động hoặc chưa có xin giấy miễn giấy phép lao động với các loại visa ký hiệu là DN, DN1 thì có thể chuyển đổi thành loại thị thực visa (bao gồm cả thẻ tạm trú) có ký hiệu là LĐ 1, LĐ2
4. Nhập cảnh bằng thị thực điện tử và có giấy phép lao động hoặc xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động theo quy định của pháp luật về lao động.
Công dân của 80 quốc gia và vùng lãnh thổ khi nhập cảnh Việt nam bằng thị thực điện tử (Visa EV) với thời hạn 30 ngày khi có giấy phép lao động hoặc xác nhận miễn giấy phép lao động thì được chuyển đổi mục đích visa từ visa điện tử (EV visa) thành visa (hoặc thẻ tạm trú) có ký hiệu LĐ 1, LĐ 2 theo quy định
Trường hợp chuyển đổi mục đíchthì được cấp thị thực mới có ký hiệu, thời hạn phù hợp với mục đích được chuyển đổi.
Thẻ tạm trú
NHỮNG TRƯỜNG HỢP NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC CẤP THẺ TẠM TRÚ VIỆT NAM THEO QUY ĐỊNH MỚI
Cập nhật: 11:57 AM, 17/01/2020
Quy định mới về việc cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài
Theo quy định tại Điều 8 Luật 47/2014/QH2013 và Điều 8, 36, 38 Luật số 51/2019/QH14 về SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA LUẬT NHẬP CẢNH, XUẤT CẢNH, QUÁ CẢNH, CƯ TRÚ CỦA NGƯỜI NƯỚC NGOÀI TẠI VIỆT NAM thì diện được cấp thẻ tạm trú Việt Nam bao gồm những trường hợp như sau, quy định này có hiệu lực thi hành từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
Những trường hợp người nước ngoài được thẻ tạm trú Việt Nam theo quy định mới của pháp luật bao gồm:
1. Thẻ tạm trú có ký hiệu ĐT1 có thời hạn không quá 10 năm.
– ĐT1 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định.
2. Thẻ tạm trú có ký hiệu NG3, LV1, LV2, LS, ĐT2 và DH có thời hạn không quá 05 năm.
– ĐT2 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định.
– NG3 – Cấp cho thành viên cơ quan đại diện ngoại giao, cơ quan lãnh sự, cơ quan đại diện tổ chức quốc tế thuộc Liên hợp quốc, cơ quan đại diện tổ chức liên chính phủ và vợ, chồng, con dưới 18 tuổi, người giúp việc cùng đi theo nhiệm kỳ.
– LV1 – Cấp cho người vào làm việc với các ban, cơ quan, đơn vị trực thuộc trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam; Quốc hội, Chính phủ, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Tòa án nhân dân tối cao, Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán nhà nước, các bộ, cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ; tỉnh ủy, thành ủy, Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương.
– LV2 – Cấp cho người vào làm việc với các tổ chức chính trị – xã hội, tổ chức xã hội, Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam.
– LS – Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. Có giấy phép hành nghề do Bộ tư Pháp Việt Nam cấp
– DH – Cấp cho người vào thực tập, học tập.
3. Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, ĐT3, TT có thời hạn không quá 03 năm.
– NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
– NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
– ĐT3 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng.
4. Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ1, LĐ2 và PV1 có thời hạn không quá 02 năm.
– LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác.”
– LĐ2 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam thuộc diện phải có giấy phép lao động
– PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
Để được tư vấn những trường hợp cụ thể xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được hướng dẫn và giải đáp
THỦ TỤC XIN CẤP THẺ TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI CÓ GIẤY PHÉP LAO ĐỘNG
Cập nhật: 09:40 PM, 12/11/2018
Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài có giấy phép làm việc tại Việt Nam
Người nước ngoài có giấy phép lao động có thời hạn từ 12 tháng trở lên theo quy định được cấp thẻ tạm trú, thời hạn của thẻ tạm trú tuỳ thuộc vào thời hạn còn hiệu lực của giấy phép lao động. Theo quy định của pháp luật về lao động thì thời hạn tối đa cho giấy phép lao động cho người nước ngoài có thời hạn tối đa 02 năm, chính vì vậy người nước ngoài có thể xin cấp thẻ tạm trú tại Việt Nam với thời hạn tối đa là 02 năm theo quy định.
1. Điều kiện xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài bao gồm những gì?
– Hộ chiếu của người nước ngoài còn thời hạn tối thiểu 1 năm. Nếu trường hợp xin thẻ tạm trú loại 2 năm thì thời hạn của hộ chiếu còn phải tối thiểu là 2 năm.
– Visa. thị thực đang sử dụng tại Việt Nam của người nước ngoài phải đúng mục đích (Thị thực phải có ký hiệu là LĐ, LĐ 1, LĐ 2 hoặc DN, DN1, DN2) do chính công ty bảo lãnh trước đó hoặc thuộc trường hợp được chuyển đổi theo quy định tại khoản 4, Điều 7 Luật số 51/2019/QH14 sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật nhập cảnh, Xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam được Quốc hội thông qua ngày 25 tháng 11 năm 2019 và bắt đầu có hiệu lực chính thức từ ngày 01 tháng 7 năm 2020.
– Có giấy phép lao động (Giấy phép làm việc) hoặc giấy miễn giấy phép lao động còn hạn sử dụng tối thiểu là 12 tháng.
2. Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài có giấy phép lao động gồm những giấy tờ tài liệu gì?
– Giấy chứng nhận hoạt động của doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài (Giấy phép ĐKKD, Giấy phép đầu tư, Giấy phép hoạt động của VPDD, chi nhánh …… Tuỳ theo doanh nghiệp và loại hình doanh nghiệp thì có sẽ có những loại giấy tờ khác nhau)
– Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu hoặc là Văn bản thông báo về việc đăng tải thông tin về mẫu con dấu của doanh nghiệp trên cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.
– Bản sao chứng thực Giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động của người lao động nước ngoài
– Mẫu NA16 Đăng ký mẫu dấu và chữ ký lần đầu tại Cơ quan XNC
– Mẫu NA6, Công văn và đơn xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài
– Mẫu NA8, Tờ khai đề nghị xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài
– Giấy giới thiệu cho nhân viên người Việt Nam đi làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú tại Cơ quan xuất nhập cảnh.
– Hộ chiếu bản gốc (Lưu ý hộ chiếu có thị thực đúng mục đích làm việc, trường hợp trước đó người lao động nước ngoài đã được cấp thẻ tạm trú thì yêu cầu kèm theo cả thẻ tạm trú đang sử dụng);
– Giấy xác nhận đăng ký tạm trú hoặc sổ đăng ký tạm trú của người nước ngoài đã được xác nhận bởi công an phường, xã nơi người nước ngoài đang tạm trú tại Việt Nam. (Nếu có). Trong một số trường hợp cơ quan quản lý xuất nhập cảnh sẽ yêu cầu người lao động cung cấp tại liệu này.
– Ảnh 2cmx3cm: Kèm theo 02 chiếc
3. Nơi nộp hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho người có giấy phép làm việc tại Việt Nam ở đâu?
Tuỳ thuộc vào việc trụ sở Công ty nơi người lao động nước ngoài ở tỉnh, thành phố nào và phụ thuộc vào việc Cơ quan cấp giấy phép lao động là cơ quan nào mà khi đó xác định việc nộp hồ sơ và làm thủ tục cấp thẻ tạm trú tại Cục quản lý xuất nhập cảnh hay Phòng quản lý xuất nhập cảnh. Về việc này xin vui lòng liên hệ để được tư vấn và chỉ dẫn chính xác việc nộp ở đâu là đúng theo quy định.
4. Thời gian làm thủ tục cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài mất bao lâu?
Thời gian theo quy định để cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài là 05 ngày làm việc kể từ ngày nộp hồ sơ tại Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh.
Để biết thêm thông tin chi tiết về việc xin cấp thẻ tạm trú xin vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn cho từng trường hợp cụ thể
Có thể bạn quan tâm:
– Dịch vụ làm thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam
– Dịch vụ xin gia hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài tại Việt Nam khi hết hạn
– Hướng dẫn thủ tục xin cấp giấy phép lao động cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam
DỊCH VỤ LÀM THẺ TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI ĐƯỢC MIỄN GPLĐ
Cập nhật: 03:33 PM, 27/09/2018
A. Các trường hợp được cấp thẻ tạm trú thuộc các trường hợp được miễn giấy phép lao động
1. Thẻ tạm trú có ký hiệu ĐT1 có thời hạn không quá 10 năm.
– ĐT1 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 100 tỷ đồng trở lên hoặc đầu tư vào ngành, nghề ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư do Chính phủ quyết định. Khi nộp hồ sơ yêu cầu nộp kèm giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
2. Thẻ tạm trú có ký hiệu LS, ĐT2 và DH có thời hạn không quá 05 năm.
– ĐT2 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 50 tỷ đồng đến dưới 100 tỷ đồng hoặc đầu tư vào ngành, nghề khuyến khích đầu tư phát triển do Chính phủ quyết định. Khi nộp hồ sơ yêu cầu nộp kèm giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
– LS – Cấp cho luật sư nước ngoài hành nghề tại Việt Nam. Có giấy phép hành nghề do Bộ tư Pháp Việt Nam cấp, khi nộp hồ sơ yêu cầu kèm theo giấy phép này.
– DH – Cấp cho người vào thực tập, du học
3. Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, ĐT3, TT có thời hạn không quá 03 năm.
– NN1 – Cấp cho người là Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ nước ngoài tại Việt Nam.
– NN2 – Cấp cho người đứng đầu văn phòng đại diện, chi nhánh của thương nhân nước ngoài, văn phòng đại diện tổ chức kinh tế, văn hóa, tổ chức chuyên môn khác của nước ngoài tại Việt Nam.
– ĐT3 – Cấp cho nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam và người đại diện cho tổ chức nước ngoài đầu tư tại Việt Nam có vốn góp giá trị từ 03 tỷ đồng đến dưới 50 tỷ đồng. Khi nộp hồ sơ yêu cầu nộp kèm giấy phép đầu tư hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh.
4. Thẻ tạm trú có ký hiệu LĐ1, LĐ2 và PV1 có thời hạn không quá 02 năm.
– LĐ1 – Cấp cho người nước ngoài làm việc tại Việt Nam có xác nhận không thuộc diện cấp giấy phép lao động, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có quy định khác. Khi nộp hồ sơ yêu cầu kèm theo giấy xác nhận thuộc trường hợp miễn giấy oheps lao động
– PV1 – Cấp cho phóng viên, báo chí thường trú tại Việt Nam.
B. Công ty chúng tôi chuyên cung cấp dịch vụ liên quan đến vấn đề xin thẻ tạm trú cho người nước ngoài.
Dịch vụ xin cấp mới thẻ tạm trú cho người nước ngoài.
Dịch vụ gia hạn thẻ tạm trú cho người nước ngoài.
Dịch vụ xin cấp thẻ thường trú cho người nước ngoài.
2. Người nước ngoài thuộc diện miễn Giấy phép lao động có rất nhiều trường hợp. Tuy nhiên những trường hợp thường gặp bao gồm:
Thành viên góp vốn hoặc chủ sở hữu của công ty trách nhiệm hữu hạn
Thành viên Hội đồng quản trị của công ty cổ phần
Nhà đầu tư
Trưởng văn phòng đại diện, dự án của tổ chức quốc tế, tổ chức phi chính phủ tại Việt Nam
Người nước ngoài di chuyển trong nội bộ doanh nghiệp thuộc phạm vi 11 ngành dịch vụ trong biểu cam kết dịch vụ của Việt Nam với Tổ chức Thương mại thế giới
3. Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú bao gồm:
Giấy chứng nhận hoặc xác nhận thuộc trường hợp miễn giấy phép lao động theo quy định
Giấy chứng nhận hoạt động của doanh nghiệp
Giấy chứng nhận đăng ký mẫu dấu
Văn bản giới thiệu con dấu, chữ ký lần đầu tại Cơ quan xuất nhập cảnh
Công văn đề nghị cấp thẻ tạm trú
Tờ khai thông tin người nước ngoài đề nghị cấp thẻ tạm trú
Giấy giới thiệu cho nhân viên người Việt Nam đi làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú
Hộ chiếu bản gốc của người nước ngoài
Giấy xác nhận đăng ký tạm trú
Ảnh 2×3 cm (02 ảnh)
4. Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính: Cơ quan quản lý xuất nhập cảnh nơi gần nhất .
5. Thời gian thực hiện: không quá 05 ngày làm việc kể từ khi nhận đủ hồ sơ
THỦ TỤC XIN CẤP THẺ TẠM TRÚ CHO NGƯỜI NƯỚC NGOÀI LÀM VIỆC TẠI VĂN PHÒNG ĐẠI DIỆN
Cập nhật: 03:07 PM, 30/11/2018
Văn phòng đại diện là đơn vị phụ thuộc của doanh nghiệp, hoạt động theo uỷ quyền của doanh nghiệp thực hiện chức năng đại diện, xúc tiến thương mại thay mặt doanh nghiệp. Văn phòng đại diện được sử dụng người lao động nước ngoài theo quy định của Luật lao động và các công ước về lao động mà Việt Nam tham gia.
Tại Việt Nam có 2 hình thức văn phòng đại diện đó là: Văn phòng đại diện của công ty nước ngoài (công ty có trụ sở chính tại nước ngoài và có văn phòng đại diện tại Việt Nam) và Văn phòng đại diện của công ty trong nước (Công ty không phân biệt nguồn vốn trong nước hay nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam có trụ sở chính tại Việt Nam đồng thời mở văn phòng đại diện tại Việt Nam)
1. Thủ tục xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài làm việc tại văn phòng đại diện của công ty nước ngoài
A. Yêu cầu đối với văn phòng đại diện và người nước ngoài
– Văn phòng đại diện đang hoạt động tại Việt Nam và giấy phép hoạt động còn thời hạn tối thiểu đủ 12 tháng
– Hộ chiếu người nước ngoài còn thời hạn tối thiểu 1 năm và không thuộc đối tượng cấm nhập cảnh theo quy định.
– Visa hoặc thẻ tạm trú đang dùng của người nước ngoài phải đúng mục đích (visa ký hiệu DN1, DN2, LĐ1, LĐ2 hoặc thẻ tạm trú ký hiệu LĐ, LDD1, LĐ2 và do chính văn phòng đại diện bảo lãnh trước đó hoặc thuộc trường hợp được chuyển đổi theo quy định của pháp luật
B. Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài làm việc tại văn phòng đại diện
– Bản sao có chứng thực Giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện
– Mẫu đăng ký con dấu và chữ ký của trưởng văn phòng đại diện NA16
– Tờ khai đề nghị xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài NA6
– Mẫu thông tin tờ khai người nước ngoài xin cấp thẻ tạm trú NA8
– Giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động còn thời hạn tối thiểu là 1 năm (Đủ 12 tháng)
– Giấy giới thiệu của văn phòng đại diện cử nhân viên đi làm thủ tục xin cấp thẻ tạm trú
C. Hồ sơ và nhận kết quả thẻ tạm trú của văn phòng đại diện
– Hồ sơ được lập thành 01 bộ và nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.
– Hồ sơ hợp lệ sẽ được trả kết quả tại Cục quản lý xuất nhập cảnh sau 05 ngày làm việc
2. Thủ tục xin thẻ tạm trú cho người nước ngoài làm việc tại văn phòng đại diện của công ty trong nước
A. Yêu cầu đối với văn phòng đại diện và người nước ngoài
– Văn phòng đại diện đang hoạt động tại Việt Nam và giấy phép hoạt động còn thời hạn tối thiểu đủ 12 tháng
– Hộ chiếu người nước ngoài còn thời hạn tối thiểu 1 năm và không thuộc đối tượng cấm nhập cảnh theo quy định.
– Visa hoặc thẻ tạm trú đang dùng của người nước ngoài phải đúng mục đích (visa ký hiệu DN, LĐ hoặc thẻ tạm trú ký hiệu LĐ) và do chính văn phòng đại diện bảo lãnh trước đó.
B. Hồ sơ xin cấp thẻ tạm trú cho văn phòng đại diện
– Bản sao giấy phép kinh doanh của công ty tại Việt Nam
– Giấy uỷ quyền của công ty cho Văn phòng đại diện bảo lãnh xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài
– Bản sao có chứng thực Giấy phép hoạt động của văn phòng đại diện
– Mẫu đăng ký con dấu và chữ ký của người đại diện theo pháp luật của công ty và trưởng văn phòng đại diện của văn phòng đại diện NA16
Tờ khai đề nghị xin cấp thẻ tạm trú cho người nước ngoài làm việc tại văn phòng đại diện NA6
– Mẫu thông tin tờ khai người nước ngoài xin cấp thẻ tạm trú NA8
– Giấy phép lao động hoặc giấy miễn giấy phép lao động còn thời hạn tối thiểu 01 năm (Đủ 12 tháng)
– Giấy giới thiệu của văn phòng đại diện cử nhân viên đi làm thủ tục
C. Hồ sơ và nhận kết quả visa của văn phòng đại diện
– Hồ sơ được lập thành 01 bộ và nộp tại Cục quản lý xuất nhập cảnh.
– Hồ sơ hợp lệ sẽ được trả kết quả tại Cục quản lý xuất nhập cảnh sau 05 ngày làm việc
Giải pháp
Để có sự chuẩn bị trước về mặt nhân sự thì điều nhất thiết phải biết là là nắm luật, là cơ sở tiền đề giảm thiệt hại sau này, đặt biệt ảnh hưởng đến những người làm việc hiện tại và phải trả bồi thường và phạt không đáng có nếu xử lý hợp lý. Liên hệ với chúng tôi để được trao đổi chi tiết hơn cho tình huống của Công ty.