Các doanh nghiệp luôn muốn được giảm phần thuế TNDN đóng ít nhất có thể nhưng không lường trước được các rủi ro, đến khi cơ quan thuế kiểm tra bị truy thu không những thu phần tiền thuế mà còn phạt 1 đến 3 lần thuế cùng với tiền phạt nộp chậm. Do đó để giảm tối thiểu chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp thì việc ghi nhận các chi phí theo đúng quy định của thuế và phù hợp thực tế là điều hết sức cần thiết đặc biệt là phải hiểu được cách kiểm tra của cơ quan thuế để nhận định rủi ro để ngăn ngừa phù hợp. Điều đáng quan tâm nhất là việc các doanh nghiệp nước ngoài vào Việt Nam, bản thân người Việt Nam còn không cập nhật đủ các thay đổi cũng như sự phức tap của luật thuế Việt Nam, huống chi người nước ngoài luôn cảm thấy không an tâm cũng như không hiểu được sự thay đổi liên tục của pháp luật Việt Nam vì là một nước đang phát triển mọi thức cũng mang tính chất tương đối nên một văn bản ban hành còn rất nhiều dấu hỏi, mõi người có một lập luận riêng và hiểu riêng, Cán bộ thuế thì hiểu khác nên dẫn đến những mâu thuẩn và tranh chấp giữa doanh nghiệp và cơ quan thuế. Vì vậy Chúng tôi liệt kê nhưng vấn đề sau để doanh nghiệp cần chú ý.
Để dễ phân biệt chi phí đó có được tính là chi phí được trừ hay không cần xem xét yếu tố cốt lỗi là chi phí đó có phục vụ mục đích kinh doanh và có thực chi tiền hay không, nếu chưa chi thì có kế hoạch rõ ràng và cuối cùng phải chi tiền.
Chi phí cơ bản nhất là chi phí tiền lương:
“Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân; chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ), thù lao trả cho thành viên sáng lập doanh nghiệp mà những người này không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh; tiền lương, tiền công, các khoản hạch toán chi khác để trả cho người lao động nhưng thực tế không chi trả hoặc không có hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật; các khoản chi tiền thưởng, chi mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau:
- Hợp đồng lao động;
- Thỏa ước lao động tập thể;
- Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn;
- Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện (là tổng số tiền lương thực tế đã chi trả của năm quyết toán đó đến thời hạn cuối cùng nộp hồ sơ quyết toán theo quy định, không bao gồm số tiền trích lập quỹ dự phòng tiền lương của năm trước chi trong năm quyết toán thuế). Trường hợp năm trước doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng tiền lương mà sau 6 tháng, kể từ ngày kết thúc năm tài chính doanh nghiệp chưa sử dụng hoặc sử dụng không hết quỹ dự phòng tiền lương thì doanh nghiệp phải ghi giảm chi phí của năm sau;
- ==> Việc khống chế chi phí lương của chủ doanh nghiệp tư nhân và chủ của doanh nghiệp TNHH Một thành viên là do họ chỉ có 1 người không thể ký hợp đồng lao động với chính họ, rủi ro về điều khiển tiền lương một cách không độc lập trong việc làm cũng như xác định định giá trị tiền lương, và cũng vì các thu nhập này không chịu thuế TNCN vì thu nhập tiền lương tiền công là tiền do người sử dụng lao động trả nhưng trường hợp này họ vừa là lao động vừa là người sử dụng lao động nên không gọi là thu nhập từ tiền lương tiền công nên không thuộc diện chịu thuế TNCN đồng thời không được tính vào chi phí được từ
- ==> Về các khoản chi phí tiền lương có được quy định ở đâu? Công ty thì cứ theo quản trị có các văn bản mà tiêu đề không trùng với các tiêu đề của thuế thì Thuế căn cứ mà không đồng ý nên khi các văn bản nội bộ có tiêu đề phải sửa đổi cho giống với quy định của thuế , các quy định phải rõ ràng, có căn cứ xác minh, tuy quan điểm thuế là bản chất hơn hình thức nhưng kiểm tra việc chứng minh là việc của doanh nghiệp nên thận trọng.
- ==> Vấn đề trích quỹ dự phòng tiền lương, các doanh nghiệp thấy quy định thuế thì cứ nhắm mắt trích sao cho giảm tiền thuế xuống phải nộp, nhưng không thấy quy định và thực tế sử dụng quỹ này như thế nào ?; nên vấn đề quy này là phải có kế hoạch và theo nguyên tắc ghi nhận kế toán trước khi xét đến thuế, nên thông thường những doanh nghiệp lớn, tập đoàn nhà nước họ mới có quỹ lương và kế hoạch tài chính để sử dụng mới được ghi nhận, còn các doanh nghiệp làm tháng nào xong tháng đó lãnh đủ lương chứ lao động có đâu mà chờ có quỹ lương chi lơn và có chính sách cho người lao động.”
“- Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động mà doanh nghiệp có hóa đơn, chứng từ theo quy định như:
- Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động;
- Chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo;
- Chi hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau;
- Chi khen thưởng con cái của người lao động có thành tích tốt trong học tập;
- Chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác theo hướng dẫn của Bộ Tài chính;
Tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế. ==> Các chi phi này vậy chứng từ là gì để được tính là chi phí được trừ ?, cơ bản là các chứng từ gắng với nghiệp vụ phát sinh, hợp đồng có quy định, quy định nội bộ có nội dung, các chi phí phát sinh thì cơ quan nhận số tiền chi đó sẽ xuất chứng từ theo quy định tại nơ nhận tiền theo quy định về thuế nên không có chứng từ nào là chuẩn mà tùy vào nơi họ sẽ có một loại chứng từ phù hợp.
Xác định cơ sở thường trú trong giao dịch bán hàng hóa nhập khẩu tại kho ngoại quan ở Việt Nam.
Tổng cục Thuế nhận được công văn đề ngày 26/1/2015 của Công ty Dalhoff Larsen & Horneman A/S (DLH Đan Mạch) đề nghị hướng dẫn về việc xác định cơ sở thường trú (CSTT) trong giao dịch bán hàng hóa nhập khẩu tại kho ngoại quan ở Việt Nam. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
1. Đối với trường hợp kho ngoại quan
1.1. Về xác định CSTT của kho ngoại quan
a) Quy định tại nội luật và Hiệp định:
Điểm d, Khoản 1, Điều 2, Thông tư 78/2014/TT-BTC hướng dẫn về thuế Thu nhập doanh nghiệp quy định về người nộp thuế là doanh nghiệp nước ngoài như sau:
“Trường hợp Hiệp định tránh đánh thuế hai lần mà Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ký kết có quy định khác về cơ sở thường trú thì thực hiện theo quy định của Hiệp định đó.”
Do đó, việc xác định CSTT của các kho ngoại quan của công ty sẽ dựa trên việc áp dụng Hiệp định thuế Việt Nam – Đan Mạch. Cụ thể là các khoản 4 và 5 Điều 5 của Hiệp định và quy định tại Nghị định thư về khoản 4 và 5 Điều 5 của Hiệp định. Cụ thể như sau:
Khoản 4, Điều 5 của Hiệp định quy định:
“4. Mặc dù có những quy định trên của Điều này, thuật ngữ “cơ sở thường trú” không bao gồm:
a. việc sử dụng các phương tiện riêng cho mục đích lưu kho hoặc trưng bày hàng hóa hay tài sản của xí nghiệp;
b. việc duy trì kho hàng hóa hoặc tài sản của xí nghiệp chỉ với mục đích lưu kho hoặc trưng bày;”
Nghị định thư về khoản 4 và khoản 5 Điều 5 của Hiệp định quy định:
“Về điểm (a.) và (b.) khoản 4 Điều 5, hai bên thống nhất rằng việc duy trì kho hàng hóa hoặc tài sản chỉ với mục đích giao hàng trong tương lai hoặc việc duy trì các phương tiện được sử dụng chỉ với mục đích giao hàng hóa hoặc tài sản trong tương lai của một xí nghiệp của một Nước ký kết tại Nước ký kết kia sẽ không tạo thành một cơ sở thường trú tại Nước ký kết kia nếu các điều kiện tại điểm (b.) khoản 5 Điều này không thỏa mãn.”
Điểm (b.) khoản 5 Điều 5 của Hiệp định quy định:
“5. Mặc dù có những quy định tại khoản 1 và 2, trường hợp một đối tượng – trừ đại lý có tư cách độc lập được điều chỉnh bởi khoản 6 – hoạt động tại một Nước ký kết thay mặt cho một xí nghiệp của Nước ký kết kia thì xí nghiệp đó sẽ được coi là có cơ sở thường trú tại Nước thứ nhất đối với các hoạt động mà đối tượng này thực hiện cho xí nghiệp, nếu đối tượng đó:
a. …
b. không có thẩm quyền trên, nhưng thường xuyên duy trì tại Nước thứ nhất một kho hàng hóa hoặc tài sản, từ đó đối tượng trên thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc tài sản đại diện cho xí nghiệp.”
Căn cứ vào các quy định nêu trên, nếu DLH Đan Mạch duy trì kho hàng hóa tại Việt Nam mà kho hàng hóa này thỏa mãn đồng thời hai điều kiện:
i) chỉ với mục đích lưu kho và giao hàng hóa hoặc tài sản trong tương lai, và
ii) không thỏa mãn điểm (b.) khoản 5 nêu trên, nghĩa là đại diện của DLH Đan Mạch không thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc tài sản tại Việt Nam từ kho hàng này
thì sẽ không tạo nên một CSTT tại Việt Nam.
Trong trường hợp không thỏa mãn đồng thời cả hai điều kiện nêu trên, việc duy trì kho hàng hóa tại Việt Nam của DLH Đan Mạch sẽ tạo nên một CSTT tại Việt Nam. Cụ thể, kể từ thời điểm DLH Đan Mạch tiến hành giao hàng từ kho hàng hóa tại Việt Nam thì kho hàng sẽ trở thành CSTT của DLH Đan Mạch tại Việt Nam do tiến hành giao hàng là tiến hành hoạt động thương mại thực tế, không còn là mục đích giao hàng trong tương lai; và kho hàng có đại diện của DLH Đan Mạch thường xuyên giao hàng theo các hợp đồng ký giữa DLH Đan Mạch với khách hàng.
b) Quy định tại Hợp đồng
Tại Hợp đồng thuê kho ngoại quan số 010413/GLC – DLH DM, trong đó Bên A là Công ty TNHH MTV Tiếp vận Gemadept; Bên B là Công ty DLH Đan Mạch, có các quy định dưới đây:
– Điểm 1.3, Điều 1, Điều khoản chung quy định:
“Bên B là chủ sở hữu hoặc là người được ủy thác bởi chủ sở hữu hợp pháp của hàng hóa để tiến hành ký kết hợp đồng thuê kho ngoại quan với bên A và làm đại diện để lưu trữ và phân phối hàng hóa được lưu trong kho.”
– Điểm 3, Điều 3, Trách nhiệm của bên A quy định:
“Yêu cầu Bên B cử người giám sát và kí xác nhận vào phiếu nhập hàng/ phiếu xuất hàng. Bên A không được nhập/ xuất hàng nếu không có Bên B giám sát và kí xác nhận vào phiếu nhập hàng/phiếu xuất hàng.”
– Điểm 4, Điều 4, Trách nhiệm của bên B quy định bên B:
“chịu trách nhiệm giám sát, kiểm đếm hàng hóa và ký xác nhận vào phiếu xuất/nhập của Bên A trong suốt quá trình xuất nhập hàng. Đảm bảo rằng Bên A xếp hàng vào container hoặc xe tải đúng yêu cầu kỹ thuật của Bên B. Đảm bảo bảo hàng hóa xuất ra khỏi kho đúng với Lệnh giao hàng hoặc Danh sách đóng hàng của Bên B về số lượng, chủng loại, mã hàng, v.v…”
Theo quy định nêu trên, sau khi thuê kho ngoại quan ở Việt Nam, DLH Đan Mạch có đại diện tại Việt Nam chịu trách nhiệm lưu trữ và phân phối hàng hóa trong kho ngoại quan, thực hiện giám sát và kiểm đếm quá trình xuất, nhập kho hàng hóa theo đúng yêu cầu kỹ thuật của DLH Đan Mạch, ký xác nhận xuất hàng để giao hàng cho các đối tác tại Việt Nam. Do đó, DLH Đan Mạch đã thỏa mãn các điều kiện tại điểm (b.) khoản 5: “…thường xuyên duy trì tại Nước thứ nhất một kho hàng hóa hoặc tài sản, từ đó đối tượng trên thường xuyên thực hiện việc giao hàng hóa hoặc tài sản đại diện cho xí nghiệp.”
Căn cứ vào các quy định tại Hiệp định và tại hợp đồng, quá trình ký kết và thực hiện Hợp đồng thuê kho ngoại quan với các nội dung như trên, DLH Đan Mạch đã tạo nên một CSTT tại Việt Nam.
1.2. Về xác định nghĩa vụ thuế của kho ngoại quan
Khoản 5, Điều 1, Điều 2, Thông tư số 103/2014/TT-BTC ngày 6/8/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về chính sách thuế đối với nhà thầu nước ngoài quy định về:
– đối tượng áp dụng như sau:
“5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài thực hiện quyền xuất khẩu, quyền nhập khẩu, phân phối tại thị trường Việt Nam, mua hàng hóa để xuất khẩu, bán hàng hóa cho thương nhân Việt Nam theo pháp luật về thương mại.”
– đối tượng không áp dụng như sau:
“5. Tổ chức, cá nhân nước ngoài sử dụng kho ngoại quan, cảng nội địa (ICD) làm kho hàng hóa để phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ hàng hoặc để cho doanh nghiệp khác gia công.”
Căn cứ vào quy định trên thì trường hợp doanh nghiệp sử dụng kho ngoại quan làm kho hàng hóa để phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ hàng hoặc để cho doanh nghiệp khác gia công thì sẽ thuộc đối tượng không áp dụng theo thông tư số 103/2014/TT-BTC nêu trên.
Do DLH Đan Mạch chuyên mua bán gỗ và sản phẩm từ gỗ nên hoạt động giao hàng từ kho ngoại quan cho các đối tác tại Việt Nam không phải là hoạt động mang tính phụ trợ cho hoạt động vận tải quốc tế, quá cảnh, chuyển khẩu, lưu trữ hàng hoặc để cho doanh nghiệp khác gia công, mà là một trong những hoạt động kinh doanh chính. Như vậy, DLH Đan Mạch thuộc đối tượng áp dụng thuế nhà thầu tại Việt Nam.
2. Liên quan đến hoạt động của văn phòng đại diện DLH Đan Mạch tại Việt Nam
Liên quan đến việc xác định CSTT đối với văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, Tổng cục Thuế đã có công văn số 3289/TCT-HTQT ngày 4/10/2013 hướng dẫn theo nguyên tắc nếu các văn phòng đại diện hoạt động đúng theo quy định tại giấy phép thành lập thì không tạo nên CSTT tại Việt Nam.
Do vậy, nếu văn phòng đại diện DLH Đan Mạch là văn phòng đại diện của thương nhân nước ngoài, chỉ hoạt động theo đúng giấy phép do Sở Công thương địa phương cấp thì văn phòng đại diện không tạo nên CSTT của DLH Đan Mạch tại Việt Nam. Trường hợp văn phòng đại diện nêu trên có liên quan đến hoạt động giao hàng từ các kho ngoại quan của DLH Đan Mạch đến các đối tác tại Việt Nam thì văn phòng đại diện sẽ tạo thành CSTT của DLH Đan Mạch tại Việt Nam.
Ưu đãi đối với hoạt động thương mại.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 5891/CT-THNVDT ngày 17/10/2014 của Cục Thuế tỉnh Kon Tum về chính sách thuế thu nhập doanh nghiệp. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại khoản 4 Điều 18 Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính quy định:
- Trường hợp doanh nghiệp thành lập mới từ dự án đầu tư tại địa bàn ưu đãi đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo địa bàn ưu đãi đầu tư nếu có thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn ưu đãi đầu tư và ngoài địa bàn ưu đãi đầu tư thì doanh nghiệp phải tính riêng thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh tại địa bàn ưu đãi đầu tư để được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.”.
- Ngày 27/8/2014, Bộ Tài chính đã có công văn số 123/2012/TT-BTC gửi Cục Thuế các tỉnh, thành phố hướng dẫn chung về chính sách ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo địa bàn.
Căn cứ quy định và hướng dẫn nêu trên, việc xác định ưu đãi thuế TNDN đối với 03 hoạt động của Công ty TNHH XNK Tây Nguyên như sau: - Đối với hoạt động 1, hoạt động 2: Tổng cục Thuế thống nhất với ý kiến đề xuất của Cục Thuế: Công ty TNHH XNK Tây Nguyên mua hàng hóa trong hoặc ngoài địa bàn tỉnh Kon tum nhưng hàng hóa được vận chuyển, nhập kho tại tỉnh Kon tum trước khi xuất bán, do đó được xác định là phát sinh doanh thu và thu nhập tại địa bàn tỉnh Kon tum và được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo địa bàn ưu đãi đầu tư tại tỉnh Kon tum.
- Đối với hoạt động 3: đề nghị Cục Thuế kiểm tra, rà soát hoạt động mua bán của Công ty TNHH XNK Tây Nguyên nếu không có căn cứ chứng minh doanh thu phát sinh tại địa bàn tỉnh Kon tum thì Tổng cục Thuế thống nhất với ý kiến đề xuất của Cục Thuế tỉnh Kon tum: Công ty TNHH XNK Tây Nguyên mua hàng hóa, nhập kho, xuất bán diễn ra ngoài địa bàn tỉnh Kon tum (không thuộc địa địa bàn ưu đãi đầu tư) nên thu nhập từ hoạt động này không được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo địa bàn ưu đãi đầu tư tại tỉnh Kon tum.
Đề nghị Cục Thuế tỉnh Kon Tum có trách nhiệm kiểm tra, xác định cụ thể các hóa đơn, chứng từ liên quan đến hoạt động thương mại của Công ty TNHH XNK Tây Nguyên đảm bảo tính rõ ràng, minh bạch và phản ánh đúng thực tế hoạt động thương mại của Công ty.
Ưu đãi đối với thu nhập khác đối với ưu đãi địa bàn
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 6215/VPCP – ĐMDN ngày 12/7/2019 của Văn Phòng Chính phủ kèm theo văn bản kiến nghị của Công ty TNHH Thương mại dịch vụ viễn thông Nam Phát. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
– Tại Khoản 3 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT – BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế TNDN sửa đổi, bổ sung Khoản 5 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“5. Về dự án đầu tư mới:
a) Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp quy định tại Điều 15, Điều 16 Nghị định số 218/2013/NĐ-CP là:
- Dự án được cấp Giấy chứng nhận đầu tư lần đầu từ ngày 01/01/2014 và phát sinh doanh thu của dự án đó sau khi được cấp Giấy chứng nhận đầu tư.
- Dự án đầu tư trong nước gắn với việc thành lập doanh nghiệp mới có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp từ ngày 01/01/2014.
- Dự án đầu tư độc lập với dự án doanh nghiệp đang hoạt động (kể cả trường hợp dự án có vốn đầu tư dưới 15 tỷ đồng Việt Nam và không thuộc Danh mục lĩnh vực đầu tư có điều kiện) có Giấy chứng nhận đầu tư từ ngày 01/01/2014 để thực hiện dự án đầu tư độc lập này.
- …
Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định phải được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy phép đầu tư hoặc Giấy chứng nhận đầu tư hoặc được phép đầu tư theo quy định của pháp luật về đầu tư.
b) Dự án đầu tư mới được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện đầu tư mới không bao gồm các trường hợp sau:
– Dự án đầu tư hình thành từ việc: chia, tách, sáp nhập, hợp nhất, chuyển đổi hình thức doanh nghiệp theo quy định của pháp luật;
– Dự án đầu tư hình thành từ việc chuyển đổi chủ sở hữu (bao gồm cả trường hợp thực hiện dự án đầu tư mới nhưng vẫn kế thừa tài sản, địa điểm kinh doanh, ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp cũ để tiếp tục hoạt động sản xuất kinh doanh; mua lại dự án đầu tư đang hoạt động).
Doanh nghiệp thành lập hoặc doanh nghiệp có dự án đầu tư từ việc chuyển đổi loại hình doanh nghiệp, chuyển đổi sở hữu, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất được kể thừa các ưu đãi về thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp hoặc dự án đầu tư trước khi chuyển đổi, chia, tách, sáp nhập, hợp nhất trong thời gian còn lại nếu tiếp tục đáp ứng các điều kiện ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp.
c) Đối với doanh nghiệp đang được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo diện doanh nghiệp mới thành lập từ dự án đầu tư chỉ áp dụng đối với thu nhập từ hoạt động sản xuất kinh doanh đáp ứng điều kiện ưu đãi đầu tư ghi trong giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đầu tư lần đầu của doanh nghiệp…”.Tại Khoản 2 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT – BTC nêu trên sửa đổi, bổ sung Khoản 4 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
- Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về lĩnh vực ưu đãi đầu tư, địa bàn ưu đãi đầu tư xác định ưu đãi như sau:
…
b) Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện ưu đãi về địa bàn (bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao) thì thu nhập được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp là toàn bộ thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh trên địa bàn ưu đãi trừ các khoản thu nhập nêu tại điểm a, b, c Khoản 1 Điều này.
…
– Doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp do đáp ứng điều kiện về địa bàn có phát sinh thu nhập ngoài địa bàn thực hiện dự án đầu tư thì:
(i) Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn không thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư thì không được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn.
(ii) Nếu khoản thu nhập này phát sinh tại địa bàn thuộc địa bàn ưu đãi đầu tư thì được hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo điều kiện địa bàn. Việc xác định ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp đối với khoản thu nhập này được xác định theo từng địa bàn căn cứ theo thời gian và mức ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp của doanh nghiệp tại địa bàn thực hiện dự án đầu tư…”.
Căn cứ các quy định nêu trên, về nguyên tắc doanh nghiệp có dự án đầu tư được hưởng ưu đãi thuế TNDN do đáp ứng điều kiện ưu đãi về địa bàn thì thu nhập được hưởng ưu đãi là toàn bộ thu nhập phát sinh từ hoạt động sản xuất kinh doanh của dự án đầu tư trên địa bàn ưu đãi trừ các khoản thu nhập không được hưởng ưu đãi theo quy định của Luật thuế TNDN (như chuyển nhượng dự án, chuyển nhượng bất động sản, khai thác khoáng sản, sản xuất, kinh doanh hàng hóa dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt).
Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động và được hưởng ưu đãi thuế TNDN có bổ sung ngành nghề kinh doanh thương mại mà doanh nghiệp không tăng vốn, không thực hiện đầu tư mở rộng để tăng tài sản thì thu nhập từ hoạt động thương mại được bổ sung không được hưởng ưu đãi thuế TNDN. Đối với trường hợp này, Bộ Tài chính đã có công văn số 17008/BTC-CST ngày 17/11/2015 gửi Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Tĩnh (bản photocopy công văn gửi kèm theo)
”
Tiền lương không đóng bảo hiểm có được tính vào chi phí được trừ không?
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 1869/CT-TTR ngày 23/7/2013 của Cục Thuế tỉnh Hà Nam về chi phí tiền lương không đóng bảo hiểm xã hội khi tính thuế thu nhập doanh nghiệp. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có công văn 3884/TCT-CS ngày 20/11/2013, hướng dẫn như sau:
– Khoản 1 Điều 6 Chương II Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính quy định:
“”1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Mục này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
1.1 Khoản chi thực tế liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
1.2. Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.””
– Điểm 2.5 khoản 2 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính quy định các khoản chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
“”2.5. Chi tiền lương, tiền công, tiền thưởng cho người lao động thuộc một trong các trường hợp sau:
a) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phải trả khác cho người lao động doanh nghiệp đã hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ nhưng thực tế không chi trả hoặc không có chứng từ thanh toán theo quy định của pháp luật.
b) Các khoản tiền thưởng, tiền mua bảo hiểm nhân thọ cho người lao động không được ghi cụ thể điều kiện được hưởng và mức được hưởng tại một trong các hồ sơ sau: Hợp đồng lao động; Thỏa ước lao động tập thể; Quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty, Tập đoàn; Quy chế thưởng do Chủ tịch Hội đồng quản trị, Tổng giám đốc, Giám đốc quy định theo quy chế tài chính của Công ty, Tổng công ty.
…
c) Chi tiền lương, tiền công và các khoản phụ cấp phải trả cho người lao động nhưng hết thời hạn nộp hồ sơ quyết toán thuế năm thực tế chưa chi trừ trường hợp doanh nghiệp có trích lập quỹ dự phòng để bổ sung vào quỹ tiền lương của năm sau liền kề nhằm bảo đảm việc trả lương không bị gián đoạn và không được sử dụng vào mục đích khác. Mức dự phòng hàng năm do doanh nghiệp quyết định nhưng không quá 17% quỹ tiền lương thực hiện.
…
d) Tiền lương, tiền công của chủ doanh nghiệp tư nhân, chủ công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên (do một cá nhân làm chủ); thù lao trả cho các sáng lập viên, thành viên của hội đồng thành viên, hội đồng quản trị không trực tiếp tham gia điều hành sản xuất, kinh doanh.””
Căn cứ các quy định nêu trên, các chi phí tiền lương, tiền công, tiền thưởng thực chi cho người lao động, có liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, có hóa đơn, chứng từ hợp pháp và không thuộc các khoản quy định tại điểm 2.5 khoản 2 Điều 6 Thông tư 123/2012/TT-BTC ngày 27/7/2012 của Bộ Tài chính thì được tính vào chi phí hợp lý khi tính thuế TNDN. Trường hợp doanh nghiệp vi phạm các quy định về đóng bảo hiểm xã hội thì bị xử lý theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội.
Trong quá trình kiểm tra, thanh tra thuế liên quan đến chi phí tiền lương, cơ quan thuế cần kiểm tra cụ thể chứng từ chi tiền lương, bảng lương, hợp đồng lao động và việc kê khai nộp thuế thu nhập cá nhân của người lao động để có đủ căn cứ xử lý về thuế theo quy định, ngăn chặn, xử lý trường hợp doanh nghiệp cố tình khai khống chi phí tiền lương để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp.
Việc lựa chọn tỷ giá khi chuyển đổi báo cáo tài chính
Trả lời Công văn số 387/CV-AAC ngày 27/11/2015 của Quý Công ty về một số vướng mắc liên quan đến chế độ kế toán doanh nghiệp ban hành theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính (sau đây gọi tắt là Thông tư số 200), Bộ Tài chính có ý kiến như sau:
1/. Về việc lựa chọn tỷ giá khi chuyển đổi báo cáo tài chính lập bằng đồng ngoại tệ sang đồng Việt Nam để công bố thông tin ra công chúng và nộp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.
a) Điều 107 Thông tư số 200 quy định “Các Khoản Mục thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm phát sinh giao dịch. Trường hợp tỷ giá bình quân kỳ kế toán xấp xỉ với tỷ giá thực tế tại thời Điểm phát sinh giao dịch (chênh lệch không vượt quá 3%) thì có thể áp dụng theo tỷ giá bình quân (nếu lựa chọn)”.
Thông tư số 200 không quy định cụ thể cách tính tỷ giá bình quân kỳ kế toán nên các doanh nghiệp có thể sử dụng tỷ giá bình quân giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển Khoản ngoại tệ của ngân hàng thương mại để chuyển đổi cho các Khoản Mục thuộc Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh và Báo cáo lưu chuyển tiền tệ. Tỷ giá bình quân này có thể được tính trên cơ sở trung bình các ngày, các tuần hoặc các tháng của kỳ kế toán.
Mức độ chênh lệch 3% được xác định trên cơ sở so sánh giữa tỷ giá bình quân kỳ kế toán với tỷ giá mua thấp nhất hoặc tỷ giá bán cao nhất của ngân hàng thương mại trong kỳ kế toán.
b) Trường hợp doanh nghiệp lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế tại thời Điểm phát sinh giao dịch
– Việc trích khấu hao TSCĐ phải được căn cứ vào đơn vị tiền tệ trong kế toán của doanh nghiệp.
Tại Điểm a Khoản 2 Điều 107 Thông tư số 200/2014/TT-BTC quy định khi chuyển đổi báo cáo tài chính được lập bằng đồng ngoại tệ sang Việt Nam đồng thì tài sản và nợ phải trả được quy đổi theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối kỳ do đó các Khoản chi phí khấu hao TSCĐ đã trích sẽ được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối mỗi kỳ kế toán có báo cáo tài chính chuyển đổi, không quy đổi theo tỷ giá tại ngày mua tài sản hay ngày định kỳ trích khấu hao TSCĐ.
Tương tự, đối với nguyên vật liệu xuất kho đưa vào sản xuất đang ở hàng tồn kho cũng được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế cuối mỗi kỳ kế toán có báo cáo tài chính chuyển đổi, không quy đổi theo tỷ giá tại ngày mua nguyên vật liệu hay ngày xuất kho nguyên vật liệu để sản xuất.
2/. Trình bày thuyết minh chi tiết biến động của vốn chủ sở hữu tại ngày 31/12/2014 và ngày 1/1/2015:
– Thông tư 200 không có quy định về hồi tố đối với số liệu so sánh năm 2014 trên báo cáo tài chính được trình bày theo quy định của Thông tư 244/2009/TT-BTC do đó để đảm bảo tính lôgíc và phù hợp của số liệu về chỉ tiêu lợi nhuận sau thuế chưa phân phối tại ngày 31/12/2014 và ngày 1/1/2015, khi trình bày thuyết minh chi tiết biến động vốn chủ sở hữu giữa ngày 31/12/2014 và ngày 1/1/2015, doanh nghiệp sẽ trình bày sự chênh lệch giữa số liệu vốn chủ sở hữu cuối năm trước và đầu năm sau là do sự thay đổi của chính sách kế toán.
– Tỷ giá sử dụng để quy đổi số liệu so sánh của Khoản Mục vốn chủ sở hữu năm 2014:
Đối với báo cáo tài chính năm 2015, số liệu so sánh Khoản Mục vốn chủ sở hữu năm 2014 được xác định trên cơ sở lấy số liệu cuối kỳ kế toán năm 2014 chuyển sang và Điều chỉnh số dư đầu kỳ do sự thay đổi của chính sách kế toán để đảm bảo tính so sánh được của báo cáo tài chính năm 2015.
3/. Đối với Khoản Mục vốn chủ sở hữu, theo quy định tại Điều 107 Thông tư 200/2014/TT-BTC thì: “Vốn chủ sở hữu (vốn góp của chủ sở hữu, thặng dư vốn cổphần, vốn khác, quyền chọn chuyển đổi trái phiếu) được quy đổi ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế tại ngày góp vốn”.
Căn cứ vào quy định nêu trên, doanh nghiệp sử dụng đơn vị tiền tệ kế toán là đồng tiền khác đồng Việt Nam, khi chuyển đổi báo cáo tài chính sang Đồng Việt Nam để nộp cho cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền, phải sử dụng tỷ giá thực tế tại ngày góp vốn để chuyển đổi Khoản Mục vốn chủ sở hữu trên báo cáo tài chính.
Do đó, trong bất kể trường hợp nào, doanh nghiệp cũng phải căn cứ vào tỷ giá lịch sử (tỷ giá tại thời Điểm góp vốn) để chuyển đổi Khoản Mục vốn chủ sở hữu. Việc để mất hoặc không còn lưu trữ các tài liệu kế toán liên quan làm cơ sở xác định các số liệu kế toán thuộc trách nhiệm của doanh nghiệp.
4/. Việc sử dụng báo cáo tài chính nào để xác định nghĩa vụ thuế của doanh nghiệp được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế.
5/. Trường hợp doanh nghiệp có phát sinh lỗ từ năm 2010 đến 2014 thì việc sử dụng tỷ giá để quy đổi số lỗ được phép chuyển để trừ vào thu nhập chịu thuế năm 2015 được thực hiện theo quy định của pháp luật về thuế
Tài sản đập và xây mới
Tổng cục Thuế nhận được công văn số VM- 1412-01 ngày 26/12/2014 của Công ty TNHH Việt Nam Meiwa về cách xác định nguyên giá công trình xây dựng. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
– Khoản 5 Điều 2 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính quy định:
“”Nguyên giá tài sản cố định hữu hình là toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng.””
Tiết a Khoản 1 Điều 4 Thông tư số 45/2013/TT-BTC ngày 25/4/2013 của Bộ Tài chính quy định:
“”a) TSCĐ hữu hình mua sắm.
Nguyên giá TSCĐ hữu hình mua sắm (kể cả mua mới và cũ): là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa tài sản cố định vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: lãi tiền vay phát sinh trong quá trình đầu tư mua sắm tài sản cố định, chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp, chi phí lắp đặt chạy thử; lệ phí trước bạ và các chi phí liên quan trực tiếp khác.
Trường hợp TSCĐ hữu hình mua trả chậm, trả góp, nguyên giá TSCĐ là giá mua trả tiền ngay tại thời điểm mua cộng (+) các khoản thuế (không bao gồm các khoản thuế được hoàn lại), các chi phí liên quan trực tiếp phải chi ra tính đến thời điểm đưa TSCĐ vào trạng thái sẵn sàng sử dụng như: chi phí vận chuyển, bốc dỡ; chi phí nâng cấp, chi phí lắp đặt chạy thử, lệ phí trước bạ (nếu có).
Trường hợp mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này, còn TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc thì nguyên giá là giá mua thực tế phải trả cộng (+) các khoản chi phí liên quan trực tiếp đến việc đưa TSCĐ hữu hình vào sử dụng.
Trường hợp sau khi mua TSCĐ hữu hình là nhà cửa, vật kiến trúc gắn liền với quyền sử dụng đất, doanh nghiệp trừ bỏ hoặc hủy bỏ để xây dựng mới thì giá trị quyền sử dụng đất phải xác định riêng và ghi nhận là TSCĐ vô hình nếu đáp ứng đủ tiêu chuẩn theo quy định tại điểm đ khoản 2 Điều này; nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành. Những tài sau dỡ bỏ hoặc hủy bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định.
– Khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định:
Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.””
Căn cứ quy định nêu trên, trường hợp Công ty phá dỡ tài sản gắn liền với đất thuê trả tiền thuê đất hàng năm để xây dựng và mở rộng nhà máy mới thì nguyên giá của TSCĐ xây dựng mới được xác định là giá quyết toán công trình đầu tư xây dựng theo quy định tại Quy chế quản lý đầu tư và xây dựng hiện hành.
Những tài sản dỡ bỏ hoặc hủy bỏ được xử lý hạch toán theo quy định hiện hành đối với thanh lý tài sản cố định.
Chi phí phát sinh ở nước ngoài
1/ Về chi phí được trừ đối với khoản công tác phí ở nước ngoài:
Căn cứ Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành Luật thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN) có hiệu lực thi hành từ kỳ tính thuế TNDN năm 2014.
+ Tại Khoản 1 Điều 9 quy định:
“Trừ các khoản chi quy định tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau đây:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp…
…
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật.
Đối với các trường hợp: Mua hàng hóa là nông, lâm, thủy sản của người sản xuất, đánh bắt trực tiếp bán ra; mua sản phẩm thủ công làm bằng đay, cói, tre, nứa, lá, song, mây, rơm, vỏ dừa, sọ dừa hoặc nguyên liệu tận dụng từ sản phẩm nông nghiệp của người sản xuất thủ công trực tiếp bán ra; mua đất, đá, cát, sỏi của hộ gia đình, cá nhân tự khai thác trực tiếp bán ra, mua phế liệu của người trực tiếp thu nhặt, mua đồ dùng, tài sản, của hộ gia đình, cá nhân trực tiếp bán ra và dịch vụ mua của hộ gia đình, cá nhân không kinh doanh phải có chứng từ thanh toán chi trả tiền cho người bán và Bảng kê thu mua hàng hóa, dịch vụ do người đại diện theo pháp luật hoặc người được ủy quyền của doanh nghiệp kinh doanh ký và chịu trách nhiệm.
c) Đối với hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ hai mươi triệu đồng trở lên phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt, trừ các khoản chi của doanh nghiệp cho việc: Thực hiện nhiệm vụ quốc phòng, an ninh, cho hoạt động phòng, chống HIV/AIDS nơi làm việc, hỗ trợ phục vụ cho hoạt động của tổ chức đảng, tổ chức chính trị – xã hội trong doanh nghiệp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều này; cho việc thu mua hàng hóa, dịch vụ được lập Bảng kê quy định tại Điểm b Khoản 1 Điều này.
Bộ Tài chính hướng dẫn cụ thể đối với trường hợp thanh toán theo hợp đồng mà thời điểm thanh toán khác với thời điểm ghi nhận chi phí theo quy định và các khoản chi không phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt khác.”
– Căn cứ Khoản 4 Điều 5 Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Quản Lý thuế và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế quy định:
“Ngôn ngữ được sử dụng trong hồ sơ thuế là tiếng Việt. Tài liệu bằng tiếng nước ngoài thì phải được dịch ra tiếng Việt. Người nộp thuế ký tên, đóng dấu trên bản dịch và chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung bản dịch. Trường hợp tài liệu bằng tiếng nước ngoài có tổng độ dài hơn 20 trang giấy A4 thì người nộp thuế có văn bản giải trình và đề nghị chỉ cần dịch những nội dung, điều khoản có liên quan đến xác định nghĩa vụ thuế.
…”
Trường hợp Công ty có phát sinh các khoản chi phí cho người lao động đi công tác tại nước ngoài nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ hợp pháp của nước đi công tác thì được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. Trường hợp hóa đơn, chứng từ phát sinh tại nước ngoài nếu được ghi bằng tiếng nước ngoài thì Công ty phải dịch ra tiếng Việt theo hướng dẫn tại Khoản 4 Điều 5 Thông tư số 156/2013/TT-BTC nêu trên.
2/ Về xác định cơ sở thường trú của Công ty nước ngoài và áp dụng thuế suất thuế giá trị gia tăng 0% đối với dịch vụ Công ty cung cấp cho Công ty nước ngoài:
Để có căn cứ trả lời văn bản của Công ty theo đúng quy định của pháp luật, đề nghị Công ty bổ sung bản chụp hợp đồng kinh tế, phụ lục hợp đồng ký giữa Công ty với đối tác nước ngoài (bản dịch tiếng Việt có đóng dấu xác nhận của Công ty) và các tài liệu có liên quan (nếu có).
Chênh lệch khi đánh giá lại bất động sản
Trả lời công văn số 467/2019/CV-AMC ngày 23/12/2019 của Công ty TNHH MTV Quản lý nợ & KTTS SeABank hỏi về chênh lệch khi đánh giá lại bất động sản, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
– Căn cứ Điều 4 Thông tư 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp sửa đổi, bổ sung Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 119/2014/TT-BTC và Điều 1 Thông tư số 151/2014/TT-BTC) quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
“Điều 6. Các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế
1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp.
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.
…2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
…2.19. Trích, lập và sử dụng các khoản dự phòng không theo đúng hướng dẫn của Bộ Tài chính về trích lập dự phòng: dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư tài chính, dự phòng nợ phải thu khó đòi, dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hoá, công trình xây lắp và dự phòng rủi ro nghề nghiệp của doanh nghiệp thẩm định giá, doanh nghiệp cung cấp dịch vụ kiểm toán độc lập.”
– Căn cứ Khoản 1 Điều 1 và Khoản 1 Điều 2 Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/9/2019 của Bộ Tài chính Hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, tổn thất các khoản đầu tư, nợ phải thu khó đòi và bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng tại doanh nghiệp quy định phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
“Điều 1. Phạm vi điều chỉnh và đối tượng áp dụng
1. Thông tư này hướng dẫn việc trích lập và xử lý các khoản dự phòng giảm giá hàng tồn kho, dự phòng tổn thất các khoản đầu tư, dự phòng tổn thất nợ phải thu khó đòi và dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng làm cơ sở xác định khoản chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định.
Việc trích lập các khoản dự phòng cho mục đích lập và trình bày báo cáo tài chính của các tổ chức kinh tế thực hiện theo pháp luật về kế toán.
…Điều 2. Giải thích từ ngữ
Trong Thông tư này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:
1. Dự phòng giảm giá hàng tồn kho: là dự phòng khi có sự suy giảm của giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn so với giá trị ghi sổ của hàng tồn kho.
2. Dự phòng tổn thất các khoản đầu tư: là dự phòng phần giá trị bị tổn thất có thể xảy ra do giảm giá các loại chứng khoán doanh nghiệp đang nắm giữ và dự phòng tổn thất có thể xảy ra do suy giảm giá trị khoản đầu tư khác của doanh nghiệp vào các tổ chức kinh tế nhận vốn góp (không bao gồm các khoản đầu tư ra nước ngoài).
3. Dự phòng nợ phải thu khó đòi: là dự phòng phần giá trị tổn thất của các khoản nợ phải thu đã quá hạn thanh toán và khoản nợ phải thu chưa đến hạn thanh toán nhưng có khả năng không thu hồi được đúng hạn.
4. Dự phòng bảo hành sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng: là dự phòng chi phí cho những sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, công trình xây dựng đã bán, đã cung cấp hoặc đã bàn giao cho người mua nhưng doanh nghiệp vẫn có nghĩa vụ phải tiếp tục sửa chữa, hoàn thiện theo hợp đồng hoặc theo cam kết với khách hàng.”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp Công ty TNHH MTV Quản lý nợ & KTTS SeABank (sau đây gọi tắt là Công ty) mua bất động sản về để bán lại (là quyền sử dụng đất và nhà ở), đến cuối năm giá trị bất động sản này bị giảm giá so với giá gốc ban đầu mua về không thuộc đối tượng được trích lập dự phòng theo quy định tại Khoản 1 Điều 1 Thông tư số 48/2019/TT-BTC ngày 08/9/2019 thì Công ty không được trích lập dự phòng giảm giá bất động sản trên để tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Nội dung vướng mắc về hạch toán kế toán không thuộc thẩm quyền giải quyết của Cục Thuế TP Hà Nội, đề nghị Công ty liên hệ với Cục Quản lý, giám sát kế toán, kiểm toán – Bộ Tài chính để được hướng dẫn cụ thể.
Thủ tục chuyển lợi nhuận ra nước ngoài
Trả lời văn bản số SVBHO2011/Dep03 ngày 01/03/2011 của Ngân hàng về thủ tục chuyển lợi nhuận ra nước ngoài, Cục thuế TP có ý kiến như sau:
Căn cứ khoản 3 Điều 4, Điều 5 Thông tư số 186/2010/TT-BTC ngày 18/11/2010 của Bộ Tài chính hướng dẫn thực hiện việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của các tổ chức, cá nhân nước ngoài có lợi nhuận từ việc đầu tư tại Việt Nam theo quy định của luật đầu tư:
“Doanh nghiệp nơi nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư vốn có trách nhiệm thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chínhđối với Nhà nước Việt Nam theo quy định của pháp luật liên quan đến thu nhập hình thành nên khoản lợi nhuận mà nhà đầu tư nước ngoài chuyển ra nước ngoài”.
“Nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp hoặc uỷ quyền cho doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư thực hiện thông báo việc chuyển lợi nhuận ra nước ngoài theo mẫu ban hành kèm theo Thông tư này gửi cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp mà nhà đầu tưnước ngoài tham gia đầu tư, trước khi thực hiện chuyển lợi nhuận ra nước ngoài ít nhất là 07 ngày làm việc”.
Trường hợp các doanh nghiệp có vốnđầu tư nước ngoài, hàng năm sau khi đã thực hiện đầy đủ nghĩa vụ tài chính đối với Nhà nước Việt Nam theo qui định của pháp luật liên quan đến thu nhập hình thành nên khoản lợi nhuận mà nhà đầu tư nước ngoài chuyển ra nước ngoài, đã nộp báo cáo tài chính đã được kiểm toán và tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp năm tài chính cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp thì nhà đầu tư nước ngoài trực tiếp hoặc uỷ quyền cho doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư lập mẫu thông báo theo mẫu đính kèm theo Thông tư số 186/2010/TT-BTC gửi cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp doanh nghiệp trước khi chuyển lợi nhuận ra nước ngoài ít nhất 7 ngày làm việc.
Thông báo chuyển lợi nhuận ra nước ngoài do nhà đầu tư nước ngoài hoặc doanh nghiệp mà nhà đầu tư nước ngoài tham gia đầu tư được ủy quyền tự khai và chịu trách nhiệm trước pháp luật. Cơ quan thuế không xác nhận trên tờ khai hoặc có văn bản xác nhận về chuyển lợi nhuận ra nước ngoài của nhà đầu tư.
Chi phí phúc lợi
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 2091/CT-KT1 ngày 04/5/2015 của Cục Thuế tỉnh Đồng Nai về việc kê khai khấu trừ thuế GTGT đối với những khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động. Về vấn đề này, được sự đồng ý của Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Theo quy định tại khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế như sau:
“1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế; phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hóa đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hóa đơn mua hàng hóa, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật về thuế giá trị gia tăng.”
Theo quy định tại Điều 1 Chương I Thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính sửa đổi, bổ sung Điểm 2.31 Khoản 2 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn như sau:
“Khoản chi có tính chất phúc lợi chi trực tiếp cho người lao động như: Chi đám hiếu, hỷ của bản thân và gia đình người lao động; chi nghỉ mát, chi hỗ trợ điều trị; chi hỗ trợ bổ sung kiến thức học tập tại cơ sở đào tạo; chỉ hỗ trợ gia đình người lao động bị ảnh hưởng bởi thiên tai, địch họa, tai nạn, ốm đau; chi khen thưởng con của người lao động có thành tích tốt trong học tập; chi hỗ trợ chi phí đi lại ngày lễ, tết cho người lao động và những khoản chi có tính chất phúc lợi khác. Tổng số chi có tính chất phúc lợi nêu trên không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế của doanh nghiệp”;
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 14 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về nguyên tắc khấu trừ thuế GTGT đầu vào thì:
“Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa, dịch vụ dùng cho sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT được khấu trừ toàn bộ, kể cả thuế GTGT đầu vào không được bồi thường của hàng hóa chịu thuế GTGT bị tổn thất…”.
Căn cứ các hướng dẫn trên, trường hợp doanh nghiệp có khoản chi phúc lợi mà người lao động được thụ hưởng trực tiếp thì khoản chi đó được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế đối với khoản chi có tính chất phúc lợi cho người lao động nếu có đầy đủ hóa đơn chứng từ và tổng số chi không quá 01 tháng lương bình quân thực tế thực hiện trong năm tính thuế theo quy định, đồng thời doanh nghiệp được khấu trừ thuế GTGT đối với những khoản chi phúc lợi tương ứng với khoản tiền được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế nêu trên nếu đáp ứng được các điều kiện về khấu trừ theo quy định.
Đăng ký chương trình khuyến mại
Trả lời văn bản ngày 13/6/2011 của Công ty về đăng ký chương trình khuyến mại; Cục Thuế TP có ý kiến như sau:
– Căn cứ tiết a điểm 2.4 mục IV phần B Thông tư số 129/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng (GTGT):
“2.4. Sử dụng hoá đơn, chứng từ đối với hàng hoá, dịch vụ khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu, cho, biếu, tặng và tiêu dùng nội bộ:
a) Đối với hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu phục vụ cho sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ (sản phẩm, hàng hoá, dịch vụ dùng để khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại) thì phải lập hoá đơn GTGT, trên hoá đơn ghi tên và số lượng hàng hoá, ghi rõ là hàng khuyến mại, quảng cáo, hàng mẫu không thu tiền; dòng thuế suất, thuế GTGT không ghi, gạch chéo.”
– Căn cứ điểm 2.19 mục IV phần C Thông tư số 130/2008/TT-BTC ngày 26/12/2008 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế thu nhập doanh nghiệp (TNDN):
“2.19. Phần chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí, chiết khấu thanh toán; chi báo biếu, báo tặng của cơ quan báo chí liên quan trực tiếp đến hoạt động sản xuất, kinh doanh vượt quá 10% tổng số chi được trừ; đối với doanh nghiệp thành lập mới là phần chi vượt quá 15% trong ba năm đầu, kể từ khi được thành lập. Tổng số chi được trừ không bao gồm các khoản chi khống chế quy định tại điểm này; đối với hoạt động thương mại, tổng số chi được trừ không bao gồm giá mua của hàng hoá bán ra;”
Trường hợp Công ty thực hiện các chương trình bán hàng hoá có kèm theo hàng hoá khuyến mãi cho khách hàng tại siêu thị, đại lý phân phối theo đúng pháp luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại thì Công ty phải đăng ký với cơ quan nhà nước có thẩm quyền; khi xuất hàng hoá khuyến mại phải lập hoá đơn theo đúng hướng dẫn nêu trên, chi phí hàng hoá khuyến mãi được tính vào chi phí được trừ (thuộc khoản chi bị khống chế) khi tính thuế TNDN.
Về việc đăng ký chương trình khuyến mại đề nghị Công ty liên hệ cơ quan nhà nước có thẩm quyền (Sở Công Thương) để được hướng dẫn.
Quy định về tỷ giá
Trả lời công văn hỏi số SEAPS-V/161101_01 ngày 14/11/2016 của Công ty TNHH SEAPS Việt Nam (sau đây gọi là công ty) hỏi về việc chuyển đổi ngoại tệ trong việc kê khai thuế, Cục Thuế TP Hà Nội có ý kiến như sau:
– Căn cứ Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn hướng dẫn chế độ kế toán doanh nghiệp:
+ Tại Điều 4 quy định việc lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán:
“1. Doanh nghiệp có nghiệp vụ thu, chi chủ yếu bằng ngoại tệ căn cứ vào quy định của Luật Kế toán, để xem xét, quyết định lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán và chịu trách nhiệm về quyết định đó trước pháp luật. Khi lựa chọn đơn vị tiền tệ trong kế toán, doanh nghiệp phải thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp.”
+ Tại Điều 6 quy định về kiểm toán Báo cáo tài chính trong trường hợp sử dụng đơn vị tiền tệ trong kế toán là ngoại tệ:
“Báo cáo tài chính mang tính pháp lý để công bố ra công chúng và nộp các cơ quan có thẩm quyền tại Việt Nam là Báo cáo tài chính được trình bày bằng Đồng Việt Nam và phải được kiểm toán.”
– Căn cứ Điểm e Khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/04/2014 hướng dẫn thi hành Nghị định số 51/2010/NĐ-CP ngày 14 tháng 5 năm 2010 và Nghị định số 04/2014/NĐ-CP ngày 17 tháng 01 năm 2014 của Chính phủ quy định về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ quy định việc lập hóa đơn như sau:
“e) Đồng tiền ghi trên hóa đơn
Đồng tiền ghi trên hóa đơn là đồng Việt Nam.
Trường hợp người bán được bán hàng thu ngoại tệ theo quy định của pháp luật, tổng số tiền thanh toán được ghi bằng nguyên tệ, phần chữ ghi bằng tiếng Việt.
Ví dụ: 10.000 USD – Mười nghìn đồ la Mỹ.
Người bán đồng thời ghi trên hóa đơn tỷ giá ngoại tệ với đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch bình quân của thị trường ngoại tệ liên ngân hàng do Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tại thời điểm lập hóa đơn.
Trường hợp ngoại tệ thu về là loại không có tỷ giá với đồng Việt Nam thì ghi tỷ giá chéo với một loại ngoại tệ được Ngân hàng Nhà nước Việt Nam công bố tỷ giá…”
– Căn cứ Khoản 1 Điều 10 Luật kế toán được Quốc Hội thông qua ngày 20/11/2015 quy định đơn vị tính sử dụng trong kế toán:
“1. Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán là Đồng Việt Nam, ký hiệu quốc gia là “đ”, ký hiệu quốc tế là “VND”. Trong trường hợp nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh bằng ngoại tệ, thì đơn vị kế toán phải ghi theo nguyên tệ và Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác; đối với loại ngoại tệ không có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam thì phải quy đổi thông qua một loại ngoại tệ có tỷ giá hối đoái với Đồng Việt Nam.
Đơn vị kế toán chủ yếu thu, chi bằng một loại ngoại tệ thì được tự lựa chọn loại ngoại tệ đó làm đơn vị tiền tệ để kế toán, chịu trách nhiệm trước pháp luật và thông báo cho cơ quan thuế quản lý trực tiếp. Khi lập báo cáo tài chính sử dụng tại Việt Nam, đơn vị kế toán phải quy đổi ra Đồng Việt Nam theo tỷ giá hối đoái thực tế, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác… ”
– Căn cứ Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015 của Bộ Tài chính hướng dẫn về thuế giá trị gia tăng và quản lý thuế tại Nghị định số 12/2015/NĐ-CP ngày 12 tháng 2 năm 2015 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của các Luật về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của các Nghị định về thuế và sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính về hóa đơn bán hàng hóa, cung ứng dịch vụ sửa đổi, bổ sung Điều 27 Thông tư số 156/2013/TT- BTC ngày 6/11/2013 của Bộ Tài chính như sau:
“Điều 27. Đồng tiền nộp thuế và xác định doanh thu, chi phí, giá tính thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước.
1. Người nộp thuế thực hiện nộp thuế và các khoản nộp ngân sách nhà nước bằng đồng Việt Nam, trừ trường hợp được nộp thuế bằng ngoại tệ theo quy định của pháp luật
… 3. Trường hợp phát sinh doanh thu, chi phí, giá tính thuế bằng ngoại tệ thì phải quy đổi ngoại tệ ra đồng Việt Nam theo tỷ giá giao dịch thực tế theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 hướng dẫn về chế độ kế toán doanh nghiệp như sau:
– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán doanh thu là tỷ giá mua vào của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản.
– Tỷ giá giao dịch thực tế để hạch toán chi phí là tỷ giá bán ra của Ngân hàng thương mại nơi người nộp thuế mở tài khoản tại thời điểm phát sinh giao dịch thanh toán ngoại tệ.
– Các trường hợp cụ thể khác thực hiện theo hướng dẫn của Bộ Tài chính tại Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014.”
– Căn cứ Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 của Bộ Tài chính sửa đổi bổ sung Điều 69 của Thông tư số 200/2014/TT-BTC ngày 22/12/2014 của Bộ tài chính hướng dẫn:
“3. Khoản 1.3 Điều 69 Thông tư số 200/2014/TT-BTC được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1.3. Nguyên tắc xác định tỷ giá hối đoái:
…- Trường hợp hợp đồng không quy định cụ thể tỷ giá thanh toán:
+ Doanh nghiệp ghi sổ kế toán theo tỷ giá giao dịch thực tế: Khi ghi nhận Khoản góp vốn hoặc nhận vốn góp là tỷ giá mua ngoại tệ của ngân hàng nơi doanh nghiệp mở tài Khoản để nhận vốn của nhà đầu tư tại ngày góp vốn; Khi ghi nhận nợ phải thu là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp chỉ định khách hàng thanh toán tại thời Điểm giao dịch; Khi ghi nhận nợ phải trả là tỷ giá bán của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp dự kiến giao dịch tại thời Điểm giao dịch; Khi ghi nhận các giao dịch mua sắm tài sản hoặc các Khoản chi phí được thanh toán ngay bằng ngoại tệ (không qua các tài Khoản phải trả) là tỷ giá mua của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thực hiện thanh toán.
+ Ngoài tỷ giá giao dịch thực tế nêu trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn tỷ giá giao dịch thực tế là tỷ giá xấp xỉ với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình của ngân hàng thương mại nơi doanh nghiệp thường xuyên có giao dịch. Tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo chênh lệch không vượt quá +/-1% so với tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình. Tỷ giá mua bán chuyển Khoản trung bình được xác định hàng ngày hoặc hàng tuần hoặc hàng tháng trên cơ sở trung bình cộng giữa tỷ giá mua và tỷ giá bán chuyển Khoản hàng ngày của ngân hàng thương mại.
Việc sử dụng tỷ giá xấp xỉ phải đảm bảo không làm ảnh hưởng trọng yếu đến tình hình tài chính và kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của kỳ kế toán.”
Căn cứ các quy định trên, Cục Thuế TP Hà Nội trả lời nguyên tắc như sau:
Trường hợp Công ty sử dụng đồng đô la Mỹ (USD) để hạch toán thì công ty vẫn phải kê khai, nộp thuế bằng đồng Việt Nam (VND).
Trường hợp Công ty kê khai thuế GTGT, thuế TNDN, thuế nhà thầu (nộp thay) thì việc quy đổi ra đồng Việt Nam được thực hiện theo quy định tại Khoản 4 Điều 2 Thông tư số 26/2015/TT-BTC ngày 27/02/2015, Khoản 3 Điều 1 Thông tư số 53/2016/TT-BTC ngày 21/03/2016 nêu trên.
Khi thực hiện kê khai tờ khai quyết toán thuế TNDN, Công ty có thể sử dụng số liệu trên báo cáo tài chính đã được kiểm toán (báo cáo tài chính được trình bày bằng đồng Việt Nam) để kê khai theo hướng dẫn tại Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài chính.
V/v khấu trừ thuế GTGT và hạch toán chi phí hàng xuất khẩu không đảm bảo chất lượng phải tiêu hủy
Cục Thuế có nhận được công văn số 01-2014-ROH ngày 6/02/2014 của Công ty về việc chứng từ cho hàng hủy tại nước ngoài. Ngày 20/02/2014 Cục Thuế đã có công văn yêu cầu Công ty cung cấp hồ sơ, qua hồ sơ Công ty cung cấp ngày 18/3/2014 Cục Thuế đã có công văn số 3164/CT-TT&HT báo Công ty chờ xem xét và giải quyết.
Nay, Cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại khoản 1, khoản 2 Điều 6, Thông tư số 123/2012/TT-BTC ngày 27/07/2012 của Bộ Tài chính có quy định:
“1. Trừ các khoản chi nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật
2. Các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
2.1. Khoản chi không đáp ứng đủ các điều kiện quy định tại Khoản 1 Điều này.
Trường hợp doanh nghiệp có chi phí liên quan đến phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường thì khoản chi này được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế, cụ thể như sau:
Doanh nghiệp phải tự xác định rõ tổng giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn và trường hợp bất khả kháng khác theo quy định của pháp luật.
Phần giá trị tổn thất do thiên tai, dịch bệnh, hoả hoạn và trường hợp bất khả kháng khác không được bồi thường được xác định bằng tổng giá trị tổn thất trừ phần bồi thường do tổ chức, cá nhân chịu trách nhiệm thanh toán theo quy định của pháp luật.”
Tại Khoản 1 Điều 161 Bộ Luật dân sự số 33/2005/QH11 ngày 14/6/2005 quy định:
“Sự kiện bất khả kháng là sự kiện xảy ra một cách khách quan không thể lường trước được và không thể khắc phục được mặc dù đã áp dụng mọi biện pháp cần thiết và khả năng cho phép.”
Theo Báo cáo Thanh tra ngày 09/01/2014 của Văn Phòng Chất Lượng Sản Phẩm và Sản Xuất- Bộ Phận Chất Lượng Thuốc Quốc Tế thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ kết luận:
“Xem xét của chúng tôi về tầm quan trọng của các điểm không tương thích hiện tại chỉ ra rằng bộ phận chất lượng của Công ty không thể thực hiện đầy đủ trách nhiệm của mình. Công ty cần phải phân quyền và nhân sự thích hợp cho bộ phận chất lượng để có thể thực hiện đầy đủ các nhiệm vụ chất lượng. Nếu cần thiết, chúng tôi đề nghị Công ty sử dụng dịch vụ tư vấn chuyên môn CGMP từ bên thứ 3 để đánh giá cơ sở, thủ tục, quy trình và hệ thống của nhà máy để đảm bảo rằng thuốc do Công ty sản xuất đạt được sự đồng nhất, hoạt lực, chất lượng và độ tinh khiết phù hợp.
Cho đến khi điều tra viên có thể xác nhận việc thực hiện đúng và đầy đủ các hành động khắc phục trong lần thanh tra kế tiếp, chúng tôi vẫn tiếp tục xếp Công ty vào trạng thái không được chấp nhận.”
Đồng thời tại tiết d, khoản 3 Điều 16 Thông tư số 06/2012/TT-BTC ngày 11/01/2012 của Bộ Tài chính có quy định:
“d) Các trường hợp xuất khẩu không có chứng từ thanh toán qua ngân hàng được khấu trừ, hoàn thuế:
d.2) Đối với trường hợp hàng hoá xuất khẩu không đảm bảo chất lượng phải tiêu huỷ, cơ sở xuất khẩu hàng hoá phải có văn bản giải trình rõ lý do và được sử dụng biên bản tiêu huỷ (hoặc giấy tờ xác nhận việc tiêu huỷ) hàng hoá ở nước ngoài của cơ quan thực hiện tiêu huỷ (01 bản sao), kèm chứng từ thanh toán qua ngân hàng đối với chi phí tiêu huỷ thuộc trách nhiệm chi trả của cơ sở xuất khẩu hàng hoá hoặc kèm giấy tờ chứng minh chi phí tiêu huỷ thuộc trách nhiệm của người mua hoặc bên thứ ba (01 bản sao).
Trường hợp người nhập khẩu hàng hoá phải đứng ra làm thủ tục tiêu hủy tại nước ngoài thì biên bản tiêu huỷ (hoặc giấy tờ xác nhận việc tiêu huỷ) ghi tên người nhập khẩu hàng hóa.”
Căn cứ các quy định trên, trường hợp trong năm 2013 Công ty có xuất khẩu lô thuốc sang nước ngoài nhưng do không đạt chất lượng kiểm định nên phía nước ngoài không chấp nhận và yêu cầu phải tiêu huỷ. Sản phẩm của Công ty không đạt chất lượng kiểm định từ phía nước ngoài là do lỗi trong quy trình sản xuất thuốc của Công ty đã được đánh giá tại Báo cáo Thanh tra ngày 09/01/2014 của Văn Phòng Chất Lượng Sản Phẩm và Sản Xuất- Bộ Phận Chất Lượng Thuốc Quốc Tế thuộc Bộ Y tế và Dịch vụ Nhân sinh Hoa Kỳ. Do đó việc Công ty phải tiêu huỷ sản phẩm thuốc không đạt chất lượng không được xem là sự kiện bất khả kháng nên chi phí và giá trị sản phẩm tiêu hủy không được tính vào chi phí được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN.
Thanh toán vé máy bay và hóa đơn điện tử
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 4895/TCKT ngày 12/9/2014 của Công ty thông tin di động (VMS) về việc vướng mắc khi thực hiện Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính. Về vấn đề này Tồng Cục thuế có ý kiến như sau:
1. Về việc chính sách thuế đối với hàng hóa, dịch vụ sử dụng để khuyến mại và biếu, tặng, cho phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh.
Tại Khoản 2.21 Điều 6 Thông tư 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định về các khoản chi không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế bao gồm:
“”2.21. Phần chi vượt quá 15% tổng số chi được trừ, bao gồm: chi quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới; chi tiếp tân, khánh tiết, hội nghị; chi hỗ trợ tiếp thị, chi hỗ trợ chi phí; chi cho, biếu, tặng hàng hóa, dịch vụ cho khách hàng.””
Tại Khoản 3 và Khoản 5 Điều 7 Thông tư 219/2014/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính quy định về thuế GTGT đầu vào như sau:
“”3. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ (kể cả mua ngoài hoặc do cơ sở kinh doanh tự sản xuất) dùng để trao đổi, biếu, tặng, cho, trả thay lương, là giá tính thuế GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm phát sinh các hoạt động này.””
“”5. Đối với sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật về thương mại, giá tính thuế được xác đinh bằng không (0); trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì phải kê khai, tính nộp thuế như hàng hóa, dịch vụ dùng để tiêu dùng nội bộ, biếu, tặng, cho. “”
Tại Khoản 5 Điều 14 Thông tư 219/2014/TT-BTC nêu trên quy định về nguyên tắc khấu trừ thuế:
“”5. Thuế GTGT đầu vào của hàng hóa (kể cả hàng hóa mua ngoài hoặc hàng hóa do doanh nghiệp tự sản xuất) mà doanh nghiệp sử dụng để cho, biếu, tặng, khuyến mại, quảng cáo dưới các hình thức, phục vụ cho sản xuất kinh doanh hàng hóa, dịch vụ chịu thuế GTGT thì được khấu trừ. “”
Tại Khoản 4 Điều 1 Luật số 71/2014/QH13 ngày 26/11/2014 sửa đổi bổ sung một số điều của các Luật về thuế quy định:
“” 4. Bãi bỏ điểm m khoản 2 Điều 9 “”
Căn cứ các quy định nêu trên:
Trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại theo quy định của pháp luật thương mại về hoạt động xúc tiến thương mại thì VMS phải lập hóa đơn theo hướng dẫn tại công văn số 2815/TCT-DNL ngày 24/7/2014 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về chính sách thuế và không phải tính thuế GTGT đầu ra, không phải hạch toán doanh thu để tính thuế TNDN.
– Trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để biếu, tặng, cho thì phải tính thuế GTGT đầu ra nhưng không phải hạch toán doanh thu để tính thuế TNDN. Trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để khuyến mại nhưng không thực hiện theo quy định của pháp luật về thương mại thì áp dụng tương tự như trường hợp hàng hóa, dịch vụ dùng để biếu, tặng, cho.
– Công ty thông tin di động xác định cụ thể việc tính vào chi phí được trừ đối với giá trị cửa hàng hóa, dịch vụ dùng để cho, biếu, tặng, khuyến mại phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh theo quy định.
2. Về việc chứng từ thanh toán tiền mua vé máy bay.
Căn cứ quy định tại Điều 15 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính về điều kiện khấu trừ thuế GTGT.
Căn cứ khoản 1 Điều 6 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định các khoản chi được trừ và không được trừ khi xác định thu nhập chịu thuế;
“”1. Trừ các khoản chi không được trừ nêu tại Khoản 2 Điều này, doanh nghiệp được trừ mọi khoản chi nếu đáp ứng đủ các điều kiện sau:
a) Khoản chi thực tế phát sinh liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp;
b) Khoản chi có đủ hoá đơn, chứng từ hợp pháp theo quy định của pháp luật.
c) Khoản chi nếu có hoá đơn mua hàng hoá, dịch vụ từng lần có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên (giá đã bao gồm thuế GTGT) khi thanh toán phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt.
Chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt thực hiện theo quy định của các văn bản pháp luật vê thuế giá trị gia tăng. “”
Căn cứ vào quy định nêu trên, trường hợp VMS cử người lao động đi công tác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và giao cá nhân tự mua vé máy bay qua đại lý (giá trị dưới 20 triệu đồng/lần mua) có hóa đơn GTGT của đại lý bán vé máy bay, sau đó cá nhân về thanh toán lại với VMS nếu VMS có đủ hồ sơ, chứng từ chứng minh khoản chi phi này phục vụ cho hoạt động sản xuất kinh doanh gồm: vé máy bay, thẻ lên máy bay (trường hợp thu hồi được thẻ), các giấy tờ liên quan đến việc điều động người lao động đi công tác có xác nhận của VMS, quy định của VMS cho phép người lao động tự thanh toán
tiền vé máy bay, chứng từ thanh toán tiền vé của VMS cho cá nhân mua vé kèm theo hóa đơn GTGT thì VMS được kê khai khấu trừ thuế GTGT đầu vào và được tính vào chi phí được trừ khi tính thuế TNDN. VMS chịu trách nhiệm về tính hợp pháp của các hồ sơ, chứng từ nêu trên.
Trường hợp VMS cử người lao động đi công tác phục vụ hoạt động sản xuất kinh doanh và giao cá nhân tự mua vé máy bay qua website thương mại điện tử thì thực hiện theo công văn số 3997/TCT-DNL ngày 16/9/2014 của Tổng cục Thuế hướng dẫn về chính sách thuế.
Đầu tư mở rộng
Trả lời công văn số 78/2016 CV/FMV ngày 2/8/2016 của Công ty TNHH Fuji Mold Việt Nam đề nghị hướng dẫn ưu đãi thuế TNDN đối với hoạt động đầu tư mở rộng, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
– Tại điểm a, khoản 6, Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định:
“6. Về ưu đãi đối với đầu tư mở rộng
a) Doanh nghiệp có dự án đầu tư phát triển dự án đầu tư đang hoạt động như mở rộng quy mô sản xuất, nâng cao công suất, đổi mới công nghệ sản xuất (gọi chung là dự án đầu tư mở rộng) thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP (bao gồm cả khu kinh tế, khu công nghệ cao, khu công nghiệp trừ khu công nghiệp nằm trên địa bàn các quận nội thành của đô thị loại đặc biệt, đô thị loại I trực thuộc trung ương và Khu công nghiệp nằm trên địa bàn các đô thị loại I trực thuộc tỉnh) nếu đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại điểm này thì được lựa chọn hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có) hoặc được áp dụng thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại (không được hưởng mức thuế suất ưu đãi) bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn, lĩnh vực ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp. Trường hợp doanh nghiệp chọn hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại thì dự án đầu tư mở rộng đó phải thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP đồng thời cũng thuộc lĩnh vực, địa bàn với dự án đang hoạt động.
Dự án đầu tư mở rộng quy định tại điểm này phải đáp ứng một trong các tiêu chí sau:
– Nguyên giá tài sản cố định tăng thêm khi dự án đầu tư hoàn thành đi vào hoạt động đạt tối thiểu từ 20 tỷ đồng đối với dự án đầu tư mở rộng thuộc lĩnh vực hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP hoặc từ 10 tỷ đồng đối với các dự án đầu tư mở rộng thực hiện tại các địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP.
– Tỷ trọng nguyên giá tài sản cố định tăng thêm đạt tối thiểu từ 20% so với tổng nguyên giá tài sản cố định trước khi đầu tư.
– Công suất thiết kế khi đầu tư mở rộng tăng thêm tối thiểu từ 20% so với công suất thiết kế theo luận chứng kinh tế kĩ thuật trước khi đầu tư ban đầu.
…
Trường hợp doanh nghiệp đang hoạt động có đầu tư nâng cấp, thay thế, đổi mới công nghệ của dự án đang hoạt động thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP mà không đáp ứng một trong ba tiêu chí quy định tại điểm này thì ưu đãi thuế thực hiện theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có).”
– Tại khoản 4, Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính quy định về việc bổ sung điểm a, khoản 6, Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“Doanh nghiệp có dự án đầu tư đang được hưởng ưu đãi thuế mà giai đoạn năm 2009 – năm 2013 có đầu tư bổ sung máy móc, thiết bị thường xuyên trong quá trình sản xuất, kinh doanh không thuộc dự án đầu tư mở rộng nêu trên thì phần thu nhập tăng thêm do việc đầu tư bổ sung máy móc, thiết bị thường xuyên này cũng được hưởng ưu đãi thuế theo mức mà dự án đang áp dụng cho thời gian còn lại tính từ kỳ tính thuế năm 2014.”
– Tại khoản 1, Điều 13 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính quy định về việc bổ sung Khoản 2a, Điều 23 Thông tư số 78/2014/TT-BTC như sau:
“2a. Doanh nghiệp có dự án đầu tư mở rộng đã được cơ quan có thẩm quyền cấp phép đầu tư hoặc đã thực hiện đầu tư trong giai đoạn năm 2009 – năm 2013, tính đến kỳ tính thuế năm 2014 đáp ứng điều kiện ưu đãi thuế (lĩnh vực ưu đãi hoặc địa bàn ưu đãi bao gồm cả khu công nghiệp, khu kinh tế, khu công nghệ cao) theo quy định của Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành thì được hưởng ưu đãi thuế đối với đầu tư mở rộng theo quy định của Luật số 32/2013/QH13, Luật số 71/2014/QH13 và các văn bản hướng dẫn thi hành cho thời gian còn lại kể từ kỳ tính thuế năm 2015.”
– Tại Điều 5 Thông tư số 130/2016/TT-BTC ngày 12/8/2016 của Bộ Tài chính hướng dẫn Nghị định số 100/2016/NĐ-CP ngày 01 tháng 7 năm 2016 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Thuế giá trị gia tăng, Luật Thuế tiêu thụ đặc biệt và Luật Quản lý thuế và sửa đổi một số điều tại các Thông tư về thuế quy định:
“Điều 5. Bổ sung điểm a1 vào sau Điểm a Khoản 6 Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn thi hành Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định và hướng dẫn thi hành Luật thuế Thu nhập doanh nghiệp (đã được sửa đổi, bổ sung tại Khoản 4 Điều 10 Thông tư số 96/2015/TT-BTC ngày 22/6/2015 của Bộ Tài chính) như sau:
“a1) Đối với giai đoạn từ năm 2009 đến năm 2013, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh mà sử dụng quỹ khấu hao cơ bản tài sản cố định của doanh nghiệp; sử dụng lợi nhuận sau thuế tái đầu tư; sử dụng vốn trong phạm vi vốn đầu tư đã đăng ký với cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền để đầu tư bổ sung máy móc thiết bị thường xuyên và không tăng công suất sản xuất kinh doanh theo đề án kinh doanh đã đăng ký hoặc được phê duyệt thì không phải đầu tư mở rộng”.
– Tại công văn số 4769/BTC-TCT ngày 7/4/2016 của Bộ Tài chính đã hướng dẫn cụ thể về tiêu chí xác định và ưu đãi thuế TNDN đối với hoạt động đầu tư thường xuyên trong giai đoạn năm 2009 – năm 2013.
Căn cứ theo các quy định nêu trên và theo nội dung hồ sơ kèm theo công văn hỏi của Công ty thì:
– Trường hợp Công ty trong giai đoạn năm 2009 – năm 2013 có thực hiện xây dựng thêm nhà xưởng, đầu tư mua sắm máy móc thiết bị thì:
+ Nếu đáp ứng các tiêu chí về đầu tư thường xuyên nêu tại Điều 5 Thông tư số 130/2016/TT-BTC và công văn số 4769/BTC-TCT nêu trên thì được hưởng ưu đãi thuế TNDN mà dự án đang áp dụng.
+ Nếu đáp ứng các điều kiện về đầu tư mở rộng quy định tại điểm a, khoản 6, Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên thì Công ty được hưởng ưu đãi về thuế TNDN đối với thu nhập từ dự án đầu tư mở rộng cho thời gian còn lại kể từ năm 2015 theo mức ưu đãi của dự án đang hoạt động (nếu còn) hoặc áp dụng thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại (không được hưởng mức thuế suất ưu đãi) bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn. Trường hợp doanh nghiệp chọn hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại thì dự án đầu tư mở rộng đó phải thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP đồng thời cũng thuộc lĩnh vực, địa bàn với dự án đang hoạt động.
– Trường hợp năm 2015 Công ty có đầu tư nâng cấp máy móc thiết bị thì:
+ Nếu Công ty có đầu tư nâng cấp, thay thế, đổi mới công nghệ của dự án đang hoạt động mà không đáp ứng tiêu chí về đầu tư mở rộng quy định tại điểm a, khoản 6, Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên thì Công ty được hưởng ưu đãi thuế TNDN theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại (nếu có).
+ Nếu đáp ứng các điều kiện về đầu tư mở rộng quy định tại điểm a, khoản 6, Điều 18 Thông tư số 78/2014/TT-BTC nêu trên thì Công ty được lựa chọn áp dụng ưu đãi thuế theo dự án đang được hưởng ưu đãi cho thời gian còn lại (nếu còn) hoặc được áp dụng thời gian miễn thuế, giảm thuế đối với phần thu nhập tăng thêm do đầu tư mở rộng mang lại (không được hưởng mức thuế suất ưu đãi) bằng với thời gian miễn thuế, giảm thuế áp dụng đối với dự án đầu tư mới trên cùng địa bàn ưu đãi thuế TNDN. Trường hợp doanh nghiệp chọn hưởng ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo dự án đang hoạt động cho thời gian còn lại thì dự án đầu tư mở rộng đó phải thuộc lĩnh vực, địa bàn ưu đãi thuế thu nhập doanh nghiệp theo quy định của Nghị định số 218/2013/NĐ-CP đồng thời cũng thuộc lĩnh vực, địa bàn với dự án đang hoạt động.
Tổng cục Thuế nhận được công văn số 2968/CT-KTr2 ngày 27/7/2018 của Cục Thuế TP Đà Nẵng về kê khai nộp thuế đối với hoạt động kinh doanh BĐS thu tiền theo tiến độ. Về vấn đề này, Tổng cục Thuế có ý kiến như sau:
Tại Điều 55 Luật Kinh doanh bất động sản số 66/2014/QH13 ngày 25/11/2014 quy định về điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh:
Điều 55. Điều kiện của bất động sản hình thành trong tương lai được đưa vào kinh doanh
1. Có giấy tờ về quyền sử dụng đất, hồ sơ dự án, thiết kế bản vẽ thi công đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt, Giấy phép xây dựng đối với trường hợp phải có Giấy phép xây dựng, giấy tờ về nghiệm thu việc hoàn thành xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật tương ứng theo tiến độ dự án; trường hợp là nhà chung cư, tòa nhà hỗn hợp có mục đích để ở hình thành trong tương lai thì phải có biên bản nghiệm thu đã hoàn thành xong phần móng của tòa nhà đó.
2. Trước khi bán, cho thuê mua nhà ở hình thành trong tương lai, chủ đầu tư phải có văn bản thông báo cho cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh về việc nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo, cơ quan quản lý nhà ở cấp tỉnh có trách nhiệm trả lời bằng văn bản cho chủ đầu tư về nhà ở đủ điều kiện được bán, cho thuê mua; trường hợp không đủ điều kiện phải nêu rõ lý do.”
Tại khoản 4 Điều 8 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn thời điểm xác định thuế GTGT:
4. Đối với hoạt động kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng hoặc cho thuê là thời điểm thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng. Căn cứ số tiền thu được, cơ sở kinh doanh thực hiện khai thuế GTGT đầu ra phát sinh trong kỳ.”
Tại khoản 2 Điều 16 Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lập hóa đơn:
2. Cách lập một số tiêu thức cụ thể trên hóa đơn
a) Tiêu thức “Ngày tháng năm” lập hóa đơn
…
Trường hợp tổ chức kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì ngày lập hóa đơn là ngày thu tiền.”
Tại điểm 2.11 Phụ lục 4 ban hành kèm theo Thông tư số 39/2014/TT-BTC ngày 31/3/2014 của Bộ Tài chính hướng dẫn về lập hóa đơn:
2.11. Trường hợp tổ chức, cá nhân kinh doanh bất động sản, xây dựng cơ sở hạ tầng, xây dựng nhà để bán, chuyển nhượng có thực hiện thu tiền theo tiến độ thực hiện dự án hoặc tiến độ thu tiền ghi trong hợp đồng thì khi thu tiền, tổ chức, cá nhân phải lập hóa đơn GTGT. Trên hóa đơn ghi rõ số tiền thu, giá đất được giảm trừ trong doanh thu tính thuế GTGT, thuế suất thuế GTGT, số thuế GTGT.”
Tại tiết a khoản 1 Điều 17 Thông tư số 78/2014/TT-BTC ngày 18/6/2014 của Bộ Tài chính quy định:
a) Doanh thu từ hoạt động chuyển nhượng bất động sản.
…
– Thời điểm xác định doanh thu tính thuế là thời điểm bên bán bàn giao bất động sản cho bên mua, không phụ thuộc việc bên mua đã đăng ký quyền sở hữu tài sản, quyền sử dụng đất, xác lập quyền sử dụng đất tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
– Trường hợp doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà để chuyển nhượng hoặc cho thuê, có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ dưới mọi hình thức thì thời điểm xác định doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp tạm nộp là thời điểm thu tiền của khách hàng, cụ thể:
+ Trường hợp doanh nghiệp có thu tiền của khách hàng mà xác định được chi phí tương ứng với doanh thu đã ghi nhận (bao gồm cả chi phí trích trước của phần dự toán hạng mục công trình chưa hoàn thành tương ứng với doanh thu đã ghi nhận) thì doanh nghiệp kê khai nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo doanh thu trừ chi phí.
+ Trường hợp doanh nghiệp có thu tiền của khách hàng mà chưa xác định được chi phí tương ứng với doanh thu thì doanh nghiệp kê khai tạm nộp thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ 1% trên doanh thu thu được tiền và doanh thu này chưa phải tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm.
Khi bàn giao bất động sản doanh nghiệp phải thực hiện quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp và quyết toán lại số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp thấp hơn số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp thì doanh nghiệp phải nộp đủ số thuế còn thiếu vào Ngân sách Nhà nước. Trường hợp số thuế thu nhập doanh nghiệp đã tạm nộp lớn hơn số thuế phải nộp thì doanh nghiệp được trừ số thuế nộp thừa vào số thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp của kỳ tiếp theo hoặc được hoàn lại số thuế đã nộp thừa.
Đối với doanh nghiệp kinh doanh bất động sản có thu tiền ứng trước của khách hàng theo tiến độ và kê khai tạm nộp thuế theo tỷ lệ % trên doanh thu thu được tiền, doanh thu này chưa phải tính vào doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp trong năm đồng thời có phát sinh chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới khi bắt đầu chào bán vào năm phát sinh doanh thu thu tiền theo tiến độ thì chưa tính các khoản chi phí này vào năm phát sinh chi phí. Các khoản chi phí quảng cáo, tiếp thị, khuyến mại, hoa hồng môi giới này được tính vào chi phí được trừ theo mức khống chế theo quy định vào năm đầu tiên bàn giao bất động sản, phát sinh doanh thu tính thuế thu nhập doanh nghiệp.”
Căn cứ các quy định trên, đề nghị Cục Thuế TP Đà Nẵng thực hiện kiểm tra, rà soát hồ sơ của Công ty Cổ phần Khách sạn và Du lịch Thiên Thai và Khách hàng để xác định rõ về bản chất của hoạt động chuyển nhượng bất động sản (mua bán căn hộ) và vay vốn Khách hàng, về điều kiện chào bán bất động sản hình thành trong tương lai của Công ty Cổ phần Khách sạn và Du lịch Thiên Thai. Căn cứ các quy định nêu trên và tình hình thực tế để xử lý.
Giải pháp
Tỷ lệ thuế TNDN cũng khá cao trong lợi nhuận công ty nên việc xử lý một cách hợp lý trong quản lý chi phí cho mục đích thuế, cũng như đánh giá được những rủi ro bất lợi để có sự chuẩn bị, đặc biệt là việc sử dụng ưu đãi thuế để tiết kiệm chi phí thuế, đặt biệt là tránh những truy thu, xử phạt, tranh chấp với thuế sau này, Liên hệ với chúng tôi để được trao đổi chi tiết hơn cho tình huống của Công ty.